-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2, một trong số ít dự án nhiệt điện được triển khai đúng tiến độ. |
Liên tục lỡ hẹn
Kế hoạch, nói đúng hơn là mong muốn của UBND tỉnh Quảng Trị, về việc khởi công xây dựng Dự án Nhiệt điện BOT Quảng Trị 1, vốn đầu tư 2 tỷ USD, vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh (tháng 7/2019) đã không trở thành hiện thực.
Dẫu vậy, Nhiệt điện BOT Quảng Trị 1 không phải là dự án BOT ngành điện quá chậm trễ trong triển khai. Bởi thực tế, dự án này mới được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 8/2013, tức là cho đến nay mới là 6 năm.
Con số này chỉ bằng phân nửa khoảng thời gian mà nhà đầu tư Sumitomo (Nhật Bản) đeo đuổi Dự án Nhiệt điện Vân Phong 1 (Khánh Hòa). Sumitomo bắt đầu đề xuất đầu tư dự án này từ năm 2006, nhưng phải tới năm 2009, mới được Chính phủ chấp thuận để triển khai theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT). Và sau 11 năm chờ đợi, cuối năm 2017, Nhiệt điện Vân Phong 1, vốn đầu tư 2,58 tỷ USD, mới chính thức được cấp chứng nhận đầu tư, sau rất nhiều lần lên kế hoạch khởi công xây dựng song bất thành.
Đã được cấp chứng nhận đầu tư, nên dư luận đang trông chờ Sumitomo sớm triển khai xây dựng Dự án. Trung tuần tháng 4 năm nay, có thông tin cho biết, Dự án đã hoàn tất việc thu xếp tài chính, với khoản cam kết 1,2 tỷ USD của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và khoản vay gần 800 triệu USD từ các ngân hàng khác. Ít ra, thông tin này cũng đã cho thấy “cửa ra” sáng sủa của Nhiệt điện Vân Phong 1, dù ở thời điểm hiện tại, chủ đầu tư Dự án chưa có thông tin chính thức về việc khởi công.
Cùng được cấp chứng nhận đầu tư vào năm 2017, còn hai dự án khác là Nhiệt điện BOT Nam Định 1 (2,07 tỷ USD) và Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (2,79 tỷ USD). Nhưng, trong khi Nhiệt điện Nghi Sơn 2 đang được triển khai khá tích cực, thì Nhiệt điện Nam Định 1 nhiều khả năng phải tới năm sau mới có thể khởi công.
Không chỉ các dự án trên, trong danh sách các dự án tỷ USD ngành điện do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư, còn hàng loạt dự án khác cũng trong tình trạng tương tự, không 9 - 10 năm, thì cũng đã 5 - 7 năm nằm chờ.
Trong số này, đáng chú ý có Nhiệt điện BOT Hải Dương. Được cấp chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2011, cùng thời điểm với Nhiệt điện BOT Mông Dương 2, nhưng trong khi Mông Dương 2 đã đi vào hoạt động từ năm 2015, thì Nhiệt điện BOT Hải Dương vẫn quá chậm trễ trong triển khai. Thậm chí, cuối năm ngoái, có những thông tin liên quan đến việc các chủ đầu tư của Dự án (là Jaks Resources Berhad và Kaidi) tố lẫn nhau chuyện không có năng lực tài chính. Tuy vậy, sau nhiều lần thất hứa, dự án này vẫn đang được “chậm rãi” triển khai.
Trong khi đó, hàng loạt dự án như Nhiệt điện Sông Hậu 2 của Toyo-Ink (Malaysia), Nhiệt điện Vũng Áng 3 của Samsung C&T, Nhiệt điện Sóc Trang của Tata Power… vẫn trong giai đoạn làm thủ tục đầu tư, nên khoảng thời gian chờ đợi chắc sẽ được tính bằng… nhiều năm.
Lối ra nào?
Một trong những vướng mắt lớn nhất khiến các dự án BOT ngành điện chậm trễ, thậm chí là ì ạch trong triển khai là tính phức tạp của dự án. Điều được các nhà đầu tư nhắc đến nhiều là quá trình đàm phán ký hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện tốn rất nhiều thời gian. Chưa kể, còn hàng loạt vấn đề liên quan đến giải phóng, thu xếp tài chính, năng lực của chủ đầu tư…
Chẳng hạn, với Dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương, ngoài chuyện năng lực tài chính của chủ đầu tư “có vấn đề”, liên tục phải đổi chủ và tìm kiếm các phương án thu xếp tài chính thay thế, thì chuyện chậm bàn giao mặt bằng cũng phần nào ảnh hưởng tới tiến độ Dự án. Vào thời điểm giữa năm nay, tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục phải thu xếp để bàn giao mặt bằng khu vực bãi thải xỉ cho Công ty Jaks Hải Dương.
Giải quyết vướng mắc, thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án này là điều rất quan trọng, quan trọng không kém việc giải quyết nhanh thủ tục để triển khai gấp 9 dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư, như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ở một khía cạnh khác, các nhà đầu tư cũng đã bắt đầu đề xuất các phương án thay thế. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019, Nhóm Công tác điện và năng lượng của VBF đã đề cập việc cần ưu tiên năng lượng tái tạo trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là về giá điện, hợp đồng mua bán điện, tăng cường phát triển dự án điện khí…
Nhóm Công tác điện và năng lượng của VBF thậm chí còn đề xuất việc dừng phê duyệt các dự án nhiệt điện than.
“Trong bối cảnh có nhiều quan ngại về việc tăng cường phát triển nhiện điện than theo định hướng của Tổng sơ đồ VII, chúng tôi kiến nghị Việt Nam dừng phê duyệt các dự án nhiệt điện than mới và rà soát các nhà máy đã được duyệt nhưng chưa có nguồn tài trợ hoặc chưa lý hợp đồng mua bán điện”, Nhóm Công tác nhấn mạnh.
Dừng phê duyệt các dự án nhiệt điện than là một câu chuyện khác, nhưng rõ ràng, chuyện rà soát lại các dự án đã được duyệt là cần thiết.
Trong một cuộc tọa đàm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề này cách đây ít ngày, các nhà đầu tư Nhật Bản, điển hình là Mitsubishi Heavy Industry, Hitachi Asia, đã một lần nữa bày tỏ lo lắng về tình trạng thiếu điện ở Việt Nam. Theo các doanh nghiệp này, nhu cầu điện trong nước tăng trưởng 10%/năm, nhưng hiện nay, tiến độ Tổng sơ đồ điện VII đang chậm trễ và đến năm 2020, tình trạng thiếu điện tại miền Nam sẽ càng đáng lo ngại.
Trước thực trạng đó, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đề xuất việc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện, đa dạng hóa các phương pháp phát điện, như phát điện bằng khí thiên nhiên hóa lỏng, năng lượng tái tạo…
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025