
-
Bỏ quy định Nhà nước hoàn trả tiền cho chủ đầu tư nhà ở xã hội
-
Bộ Công thương thúc địa phương báo cáo công suất điện mặt trời mái nhà
-
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai
-
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số ngay từ năm 2026
-
Lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Phi lợi nhuận vẫn cần giám sát -
Việt Nam, Trung Quốc thống nhất thiết lập “luồng xanh nông sản”
Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ký quyết định số 369/QĐ-EVN, bổ nhiệm ông Trần Đình Nhân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) giữ chức vụ Tổng giám đốc EVN.
Như vậy sau hơn 7 tháng, kể từ khi người tiền nhiệm là ông Đặng Hoàng An được Thủ tướng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công thương vào ngày 15/5/2018, ghế Tổng giám đốc của EVN mới có người đảm nhiệm chính thức.
Trong thời gian trước đó, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính đã được giao thực hiện chức trách, nhiệm vụ Tổng giám đốc EVN.
Ông Trần Đình Nhân sinh ngày 10/12/1963, quê quán huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, có bằng chuyên ngành Điện kỹ thuật tại Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Cử nhân Kinh tế, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; trình độ Cao cấp lý luận chính trị, thông thạo ngoại ngữ tiếng Anh.
Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Trần Đình Nhân đã trải qua nhiều vị trí công tác và đảm nhận các chức trách lãnh đạo quản lý trong ngành Điện lực như Phó giám đốc, Giám đốc Ban QLDA Năng lượng nông thôn khu vực miền Trung; Phó giám đốc Công ty Điện lực 3, kiêm nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện Miền Trung; Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung; Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung, kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa.
Vào ngày 1/5/2014, ông Nhân đã được bổ nhiệm là Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung.
EVN hiện đang nắm vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế. Tuy nhiên, với thực tế thiếu vắng các công trình điện lớn được khởi công trong 3 năm trở lại đây, gánh nặng đảm bảo điện của EVN đang được xem là có những thách thức lớn, nhất là khi tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện vẫn ở quanh mức 10%/năm - tương đương với việc cần có thêm khoảng 4.000-5.000 MW công suất mới đi vào vận hành mỗi năm.
Vào cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ bức xúc khi lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, có thể xảy ra nguy cơ thiếu điện ngay đầu năm 2019, do một số nhà máy nhiệt điện thiếu than. Người đứng đầu Chính phủ cũng đã lên tiếng yêu cầu Bộ Công Thương không được để thiếu điện từ nay đến năm 2025 và bày tỏ thái độ cương quyết nếu để mất điện, một số người phải mất chức.

-
Bộ Công thương thúc địa phương báo cáo công suất điện mặt trời mái nhà -
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai -
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số ngay từ năm 2026 -
Lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Phi lợi nhuận vẫn cần giám sát -
Việt Nam, Trung Quốc thống nhất thiết lập “luồng xanh nông sản” -
Giảm thuế giá trị gia tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Hungary Sulyok Tamás
-
VietinBank tiên phong tinh gọn mạng lưới, tối ưu trải nghiệm cho khách hàng trên nền tảng số
-
Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 6/2025
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số