-
Quảng Nam: “Chuyện lạ” tại Dự án Khu dân cư mới 2A -
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) thông tin về việc gần đây nhận được phản ánh của nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp thành viên bị quấy nhiễu, đe dọa và bôi nhọ một cách trắng trợn, công khai (qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội…) từ các cá nhân là từ các tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng.
Theo tìm hiểu ban đầu của các doanh nghiệp, trong hơn 2 năm qua, dịch vụ vay tiêu dùng nhanh có dấu hiệu thịnh hành ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu Long, ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất. Các công ty, tổ chức tín dụng cho vay cá nhân thông qua “App” trên smartphone hoặc chỉ cần một cú nhấp chuột, với nhiều thông tin quảng cáo hấp dẫn, lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết của người lao động để dụ dỗ, lôi kéo cho vay.
Nhiều trường hợp người lao động sau đó rơi vào nợ nần hoặc chậm trả vì nhiều lý do.
Khi các công nhân, người lao động không trả được nợ, các cá nhân (được cho là từ các công ty, tổ chức tín dụng cho vay) đã thực hiện gọi điện và nhắn tin liên tục, đe dọa, quấy nhiễu, chửi bới đến Ban giám đốc, công đoàn đến các phòng ban của Công ty mà người lao động đang làm việc.
Ngoài ra, các cá nhân từ tổ chức tổ chức tín dụng còn lên các mạng xã hội bôi nhọ công ty, cắt ghép hình ảnh của lãnh đạo công ty và lan truyền như đang truy tìm đối tượng lừa đảo, thậm chí tung tin lãnh đạo công ty đã chết….
Các thủ đoạn này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, làm xáo trộn cuộc sống và gia đình người lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp thủy sản bất an vì bị đe doạ |
Mặc dù thời gian qua, các doanh nghiệp đều đã phản ánh, báo cáo sự việc tới chính quyền tại các địa phương nơi hoạt động, nhưng vấn nạn vẫn ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, Vasep kiến nghị Cục An ninh Kinh tế (Bộ Công An) hỗ trợ giải quyết cũng như hướng dẫn cụ thể cho Hiệp hội và doanh nghiệp về cách thức và địa chỉ báo cáo giải quyết vấn nạn nghiêm trọng này.
-
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Thủ đoạn phát hành “tiền ảo” BSCL trái phép để lừa tiền thật của nhà đầu tư -
Đất quy hoạch công nghiệp của Matexim dễ dàng biến thành đất dân cư -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu