-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Đổi mới sáng tạo “xanh” dừng ở mức cơ bản
Tại hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” ngày 26/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, "xanh" là từ khóa đã và đang "hot" trên các diễn đàn tại Việt Nam và thế giới.
Đổi mới sáng tạo xanh giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tăng khả năng sinh lời theo chuỗi giá trị, giúp doanh nghiệp đáp ứng trước các tiêu chuẩn và các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn, thu hút đầu tư và giúp doanh nghiệp tăng năng suất, năng lực công nghệ.
Ở Việt Nam, đổi mới sáng tạo xanh đã được các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ, quan tâm thực hiện ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xử lý chất thải, năng lượng, chế biến thực phẩm,...
Mặc dù vậy, báo cáo CIEM chỉ ra hoạt động đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá hạn chế.
Mức độ ứng dụng và cập nhật công nghệ trong doanh nghiệp còn khá thấp, các sản phẩm sản xuất ra có giá trị gia tăng không cao, sản phẩm mới với doanh nghiệp nhưng ít mới với thị trường.
Phương thức đổi mới sáng tạo xanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp thực hiện là điều chỉnh những sản phẩm hiện có cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp với điều kiện vận hành ở địa phương, hoặc thực hiện đổi mới quy trình dựa trên các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm khắc phục những lỗi kỹ thuật phát sinh từ thực tiễn sản xuất hay cải tiến hệ thống sản xuất hiện có.
“Do hàm lượng công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, các doanh nghiệp chủ yếu “đổi mới xanh” trong việc sử dụng nguyên liệu đầu vào, áp dụng quy trình tuần hoàn. Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ xanh hơn thực sự chưa nhiều”, TS. Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế (CIEM) cho hay.
Gỡ rào cản về vốn và pháp lý
Thời gian qua, Nhà nước đã từng bước đồng hành, hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong thực hiện đổi mới sáng tạo xanh bằng các giải pháp tài chính lẫn phi tài chính như truyền thông, quảng bá, hỗ trợ kỹ thuật, xúc tiến thương mại,…
Khung chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo nói chung và đổi mới sáng tạo xanh nói riêng đã được hình thành.
Tiêu biểu như chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, vốn, tín dụng được quy định tại Luật Đầu tư 2020, Luật Khoa học công nghệ 2013, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,...
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, phí như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước,...
Tuy nhiên, CIEM đánh giá hệ thống giải pháp, chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ, nhất quán, chậm được hướng dẫn và vẫn còn những khoảng trống pháp lý.
Chẳng hạn như chưa có khái niệm, quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Các chính sách hỗ trợ chủ yếu là các chương trình tập huấn và đào tạo, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu lớn về hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, tài chính và kết nối chuỗi cung ứng.
“Nguồn tài chính thực hiện đổi mới sáng tạo chủ yếu là vốn tự có của doanh nghiệp; tiếp đến là nguồn vốn vay; tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ vốn từ Nhà nước khá hạn chế. Tín dụng xanh, trái phiếu xanh đã hình thành và phát triển nhưng vẫn ở giai đoạn đầu; số lượng doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng xanh còn ít. Việc phát triển thị trường tài chính xanh còn nhiều khó khăn, các bên tham gia hạn chế, thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức tham gia thị trường tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu xanh”, TS. Nguyễn Thị Luyến cho hay.
Để tiếp tục thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, các chuyên gia đề xuất cần nghiên cứu quy định cụ thể về đổi mới sáng tạo, đổi mới sáng tạo xanh; tiêu chí xác định doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh làm cơ sở để xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo xanh, bao gồm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các chính sách về thuế, tài chính, đầu tư; các chính sách về thị trường, tiêu dùng.
“Các chính sách hỗ trợ phát triển xanh, hướng đến tiêu dùng xanh còn chưa thực sự đồng bộ. Các chính sách thúc đẩy sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh chưa tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ để tạo ra những chuyển biến đáng kể về công nghệ và quy trình sản xuất”, bà Luyến đánh giá.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025