-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng cần “tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm” -
Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,1%, cao nhất cả nước -
Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 506 tỷ USD -
Quảng Nam ghi dấu ấn với ba nhiệm vụ đột phá chiến lược -
Chỉ số Phát triển con người Việt Nam cải thiện mạnh mẽ -
Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt hai con số
“Đây là báo cáo vô cùng quan trọng, giúp Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đưa ra những quyết sách quan trọng để Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới”, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) nhận định.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) |
Thưa bà, HDI là chỉ số vô cùng quan trọng nhằm đo lường sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ, nhưng vì sao đến bây giờ, Tổng cục Thống kê mới có Báo cáo HDI?
HDI là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp, đo lường sự phát triển của con người trên 3 phương diện: sức khỏe, giáo dục và thu nhập của quốc gia, lãnh thổ, từng địa phương của mỗi một quốc gia. Chính vì vậy, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khuyến cáo các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tính toán và công bố thường xuyên chỉ số này.
Trong những năm gần đây, Tổng cục Thống kê đã biên soạn, công bố HDI của cả nước trong Niên giám Thống kê hàng năm và một số sản phẩm thông tin thống kê khác. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, Việt Nam có Báo cáo HDI đầy đủ, chi tiết, cụ thể cho cả một giai đoạn (2016 - 2020).
Báo cáo HDI giai đoạn 2016-2020 đã đi sâu phân tích, tổng hợp các tiêu chí góp phần phản ánh động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước những năm vừa qua trên 3 tiêu chí quan hệ trực tiếp đến mỗi người dân, đó là, sức khỏe, giáo dục và thu nhập, từ đó xác định vị thế, tiềm lực của đất nước khi so sánh HDI với các nước khác.
Với 0,706 điểm (HDI đạt tối đa bằng 1), Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có HDI thuộc hạng khá trên thế giới theo tiêu chí của UNDP. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, thứ hạng HDI của Việt Nam không tăng, đứng ở vị trí 119-117/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì sao vậy, thưa bà?
HDI của Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020 liên tục tăng, nhưng mức tăng không nhiều. Nguyên nhân chính là 3 chỉ số thành phần có tăng hằng năm, nhưng tốc độ tăng khá chậm. Cụ thể, Chỉ số sức khỏe năm 2020 chỉ tăng 0,004 điểm so với năm 2016, Chỉ số giáo dục tăng 0,022 điểm, Chỉ số thu nhập tăng 0,040.
Chỉ số sức khỏe đóng góp vào HDI nhiều nhất, nhưng lại tăng chậm nhất, do tuổi thọ của người dân Việt Nam đã ở mức cao. Khi đã đạt mức cao, thì việc tuổi thọ tiếp tục tăng nhanh như trước là rất khó.
Về Chỉ số giáo dục, trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam không có chính sách đặc biệt nào giúp làm thay đổi đáng kể số năm đi học bình quân và số năm đi học kỳ vọng của người dân, khiến chỉ số này tăng chậm.
Chính vì vậy, mặc dù đạt 0,706 điểm vào năm 2020 và được UNDP chuyển từ Nhóm 3 - nhóm quốc gia có HDI trung bình lên Nhóm 2 - nhóm cao, nhưng HDI của Việt Nam mới ở mức thấp của Nhóm 2 và thứ hạng của HDI của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực vẫn chưa được cải thiện.
Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu của Việt Nam và thực tế hàng năm, ngân sách nhà nước dành 20% tổng chi cho giáo dục. Vậy vì sao chỉ số này tăng khá thấp?
Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở độ tuổi tiểu học vào loại cao của thế giới. Theo kết quả điều tra biến động dân số, có 98,4% trẻ em được đi học đúng tuổi ở độ tuổi tiểu học. Các chương trình phổ cập giáo dục tiểu học được Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều năm nay là nguyên nhân chính giúp tỷ lệ này luôn cao. Tuy nhiên, ở trình độ đào tạo cao hơn, tỷ lệ đến trường giảm dần.
Điều đáng nói là, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi có tăng, nhưng với tốc độ chậm, có thể do những chính sách đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục những năm qua vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả. Kết quả là, Chỉ số giáo dục có tăng, nhưng tốc độ rất chậm. Nếu như năm 2016, Chỉ số giáo dục của Việt Nam được chấm 0,618 điểm, thì đến năm 2020 chỉ nhích lên 0,640 điểm, do trong suốt 5 năm qua, Việt Nam không có chính sách đặc biệt nào để cải thiện lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Tính toán HDI của Việt Nam có thực sự chính xác không, khi tuổi thọ (thước đo Chỉ số sức khỏe) bình quân đã đạt 73,7 năm, nhưng trên thực tế, đa phần người dân ngoài 65 tuổi đã sống chung với bệnh tật, thậm chí là trọng bệnh?
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng cũng giống như rất nhiều chỉ tiêu định lượng tổng hợp khác, HDI vẫn chưa phản ánh được mọi khía cạnh kinh tế - xã hội, đặc biệt là mặt chất của sự phát triển. Điển hình như sự khác biệt giữa Chỉ số sức khỏe (tính theo tuổi thọ trung bình) và tuổi thọ khỏe mạnh; khoảng cách giữa Chỉ số giáo dục và chất lượng đào tạo hoặc Chỉ số thu nhập và tình trạng bất bình bình đẳng thu nhập.
Tất cả những vấn đề này không phải của riêng Việt Nam, mà của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam không sử dụng Chỉ số HDI để thay thế các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác, mà phải đồng thời sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau mới có được bức tranh đầy đủ về thực trạng kinh tế - xã hội của cả nước, cũng như từng địa phương.
Còn về tính toán HDI, tôi khẳng định, cách tính HDI mà Việt Nam áp dụng đang được các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế thống nhất thực hiện. Báo cáo HDI giai đoạn 2016-2020 đã thu thập đầy đủ dữ liệu thông tin đầu vào để biên soạn các chỉ tiêu HDI của cả nước và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn vừa qua.
Chỉ số thu nhập là một trong 3 cấu phần tính HDI. Làm sao có thể tính được thu nhập của người dân của từng địa phương vì không thể lấy GRDP để tính toán, thưa bà?
Theo hướng dẫn của UNDP, Chỉ số thu nhập bình quân đầu người căn cứ vào GNI (thu nhập quốc gia), chứ không phải GDP hay GRDP quy ra sức mua tương đương. Hàng năm, hàng quý, Tổng cục Thống kê đều công bố GDP, thậm chí cả GRDP, cũng như GNI, nhưng nhiều người ít quan tâm đến GNI, mặc dù chỉ số này phản ánh quy mô của nền kinh tế thực tế hơn so với GDP.
Vì Tổng cục Thống kê công bố GNI hằng năm, nên việc tính toán Chỉ số thu nhập bình quân đầu người và quy ra sức mua tương đương của cả nước khi tính HDI rất đơn giản. Tuy nhiên, ở các địa phương chỉ có GRDP, chứ không có GNI, khiến việc tính HDI cho từng địa phương khá phức tạp. Chính vì vậy, Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có tính HDI theo vùng, lãnh thổ. Theo đó, sử dụng tỷ lệ GNI so với GDP trên phạm vi toàn quốc để chuyển GRDP sang GNI của từng địa phương, từ đó tính HDI của từng địa phương. Thực ra, đây là giải pháp tình thế, nhưng trong bối cảnh hiện tại thì không có giải pháp nào tốt hơn.
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng cần “tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm” -
Công nhận huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao -
Sửa quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng -
Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,1%, cao nhất cả nước
-
Đầu tư phát triển văn hóa cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau -
Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 506 tỷ USD -
Quảng Nam ghi dấu ấn với ba nhiệm vụ đột phá chiến lược -
Chính phủ cho ý kiến về 6 đề nghị xây dựng luật, 1 dự án pháp lệnh -
Chỉ số Phát triển con người Việt Nam cải thiện mạnh mẽ -
Nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến -
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí
-
1 Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu -
2 Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng -
3 Việt Nam sẵn sàng tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn -
4 Hà Nội: Chung cư chưa có sổ hồng nhưng vẫn có giá lên tới 85 triệu đồng/m2 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/12
- Xu hướng đào tạo tiếng Anh trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Nam
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel