-
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc
Để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi, người thu nhập thấp phải chứng minh từ trước đến nay chưa từng sở hữu một căn nhà nào. Trong khi đó, các phường, xã tại địa phương nơi khách hàng cư ngụ lại không dám xác nhận điều này. Đây là một trongnhững rào cản tiếp cận gói vay ưu đãi này.
Tiến độ giải ngân ai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng khá chậm, vì có quá nhiều rào cản |
Đại diện Vietcombank (VCB) Chi nhánh TP.HCM cho biết, đến thời điểm này, Ngân hàng mới xét duyệt được 24 hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân, với giá trị cam kết 18,8 tỷ đồng, nhưng chỉ giải ngân được 10,8 tỷ đồng và chưa một hồ sơ của doanh nghiệp nào được vay vốn.
Sở dĩ tiến độ giải ngân chậm, theo lãnh đạo VCB, là do thiếu nguồn cung về nhà ở xã hội. Mặt khác, việc xác minh về thực trạng nhà ở của người thu nhập thấp tại các phường, xã là hết sức phức tạp và chưa đúng như Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Khó khăn khác là tài sản hình thành từ vốn vay chính là căn nhà mà người mua sẽ sở hữu trong tương lai lại không được phòng công chứng chấp nhận công chứng. Vì thế, phía ngân hàng không thể mạnh dạn cho vay, do lo ngại rủi ro, nhất là khi nợ xấu tăng.
Liên quan vấn đề công chứng tài sản đảm bảo được hình thành trong tương lai, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cũng cho rằng, đó chính là vướng mắc lớn nhất hiện nay đối với ngân hàng trong việc triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Vì thế, đến thời điểm này, cả nước mới giải ngân được hơn 950 tỷ đồng. Còn riêng khu vực TP.HCM, mới giải ngân 22 tỷ đồng cho cá nhân và chưa một doanh nghiệp nào được vay.
Theo ông Minh, với gói vốn tín dụng ưu đãi trên, NHNN cho phép các ngân hàng được cho vay vốn thế chấp bằng tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai chính là căn nhà mà khách hàng sẽ sở hữu. Tuy nhiên, khi đi công chứng, phòng công chứng không chấp nhận và cho biết, khoản 1, Điều 91, Luật Nhà ở quy định, giao dịch trong cho vay đối với nhà ở phải có giấy chứng nhận nhà ở.
Ngoài ra, người thu nhập thấp rất khó chứng minh được nguồn thu nhập ổn định để trả nợ cho khách hàng và mức thu nhập của một công nhân chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng rất khó có thể đáp ứng được mức thu nhập trả nợ cho ngân hàng trong 10 năm.
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho rằng, với thu nhập của công nhân mỗi tháng chỉ 3 - 4 triệu đồng thì rất khó có thể đáp ứng được việc trả nợ góp và lãi trong vòng 10 năm nếu mua căn hộ dưới 70 m2, với giá dưới 15 triệu đồng/m2, cho dù lãi suất được ưu đãi ở mức 6%/năm. Vì vậy, ông Cường kiến nghị xem xét để giãn thời gian trả nợ cho người vay lên 20 - 25% và được hưởng mức lãi suất 6%/năm.
Với những cá nhân không dễ tiếp cận gói tín dụng ưu đãi trên, thì các doanh nghiệp lại càng khó hơn. Ông Phạm Thế Nguyên, Phó giám đốc Sở Giao dịch II của BIDV cho biết, khi mới triển khai gói tín dụng ưu đãi, các doanh nghiệp rất hào hứng tham gia, nhưng sau khi xem xét các điều kiện để được giải ngân vốn thì họ đã từ từ rút lui.
Lý do là, doanh nghiệp rất khó có thể đáp ứng được các điều kiện để tiếp cận vốn từ gói 30.000 tỷ đồng. Theo quy định, doanh nghiệp phải có quỹ đất sạch để triển khai dự án nhà ở xã hội và tiến độ triển khai cũng là một trong những điều kiện cần và đủ khi xét duyệt hồ sơ vay vốn. Đồng thời, hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp trước khi ngân hàng giải ngân phải được gửi lên Bộ Xây dựng xét duyệt.
“Đến nay, BIDV Sở Giao dịch II mới chỉ có một doanh nghiệp trong tổng số 9 doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị vay theo gói 30.000 tỷ đồng được trình lên Bộ xây dựng”, ông Nguyên nói.
Ông Phạm Văn Đông, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM cũng cho rằng, hiện đã có quỹ đất sạch và mặt bằng để triển khai dự án nhà ở xã hội và một số dự án nhà ở thương mại đang xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội, song cần xem xét kỹ địa bàn triển khai các dự án nhà ở xã hội để thu hút khách hàng mua nhà. Đồng thời, cần xem xét các điều kiện để cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp cận được gói vốn trên.
Thùy Vinh
-
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
Món quà tri ân đặc biệt dành cho khách hàng nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8%
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land