
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
-
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
-
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình
-
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến
-
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ -
Tập đoàn SK đề xuất tổ hợp dự án cụm công nghiệp, năng lượng, logistics tại Ninh Thuận
![]() |
Dự kiến nhu cầu khí cho phát điện trung bình trong giai đoạn 2020-2025 sẽ rất cao từ 8,5 - 9,5 tỷ m3/năm trở lên. |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, giai đoạn từ năm 2020-2025, dự kiến nhu cầu khí cho phát điện trung bình sẽ rất cao từ 8,5 - 9,5 tỷ m3/năm trở lên. Mặc dù vậy, ngay tại thời điểm này, khả năng cung cấp khí của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) luôn thấp hơn nhiều so với nhu cầu.
Các nguồn phát điện từ khí đốt là thành phần quan trọng với tỷ lệ tham gia trong cơ cấu nguồn phát là khoảng 13% về công suất và 18% về sản lượng. Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn khí trong nước đã dần suy giảm và dự báo còn tiếp tục khó khăn hơn nữa trong thời gian tới.
Theo dự báo kế hoạch cung cấp khí cho phát điện, khả năng cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ dự kiến từ 6,5-7,5 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2020-2023, tăng lên trên 9 tỷ m3/năm trong hai năm 2024-2025, và giảm dần trong các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, khả năng cấp khí trong giai đoạn 2020 - 2030 lại phụ thuộc nhiều vào tiến độ các nguồn khí mới như Sao Vàng – Đại Nguyệt, các dự án đường ống Nam Côn Sơn giai đoạn 2, cảng LNG Thị Vải và khả năng khai thác các mỏ hiện hữu do đã bước vào giai đoạn suy giảm.
Khả năng cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Tây Nam Bộ trong trường hợp không ký được hợp đồng mua khí bổ sung từ Petronas là 1,06 tỷ m3/năm và trong trường hợp mua được khí bổ sung có thể cấp được từ 1,8-2,1 tỷ m3/năm.
Bên cạnh đó, để hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với các Nhà máy điện BOT, PVGas cho biết từ ngày 01/01/2020 sẽ chỉ cung cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ tối đa khoảng 13,524 triệu m3/ngày và trước đó từ ngày 13/10/2019 sản lượng khí cấp cho các nhà máy điện khu vực Tây Nam bộ bị giảm xuống còn 2,5 triệu m3/ngày (trong trường hợp không thống nhất được giá mua khí bổ sung từ Petronas).
Với kế hoạch này, tổng lượng khí cấp trung bình ngày cho phát điện từ cả hai nguồn khí Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ dự kiến chỉ còn khoảng 16 triệu m3/ngày, thấp hơn so với hiện nay từ 4 - 5 triệu m3/ngày, tức là chỉ đáp ứng được khoảng 53% nhu cầu phục vụ phát điện giai đoạn từ 2020 trở đi.
Riêng trong năm 2020, tổng lượng khí dự kiến cấp cho phát điện chỉ khoảng 6 tỷ m3, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.
Hiện nay, khả năng cấp khí của lô 06.1 và 11.2 cấp cho khu vực Đông Nam bộ đã suy giảm đáng kể, với sản lượng hiện khai thác lần lượt là 8 triệu và 1,6 triệu m3/ngày thay vì 16 triệu và 5 triệu m3/ngày như trước đây.
Theo đó, việc thiếu khí lô 06.1 và 11.2 sẽ ảnh hưởng tới việc hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với các Nhà máy điện BOT. Nếu duy trì sản lượng khai thác khí từ lô 06.1 và 11.2 như hiện nay, thì sẽ thiếu khí cho các Nhà máy điện BOT từ năm 2023; dự kiến tổng lượng khí thiếu cho các NMĐ BOT cho đến khi hết hợp đồng vào năm 2025 là 3,01 tỷ m3.
Trước những khó khăn trong việc khai thác nguồn điện khí phục vụ phát điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và PVGas đã xây dựng các phương án cấp khí nhanh cho khu vực Đông Nam bộ từ nguồn LNG.
Nhưng, trước mắt, để đảm bảo cung cấp điện trong năm 2020, đặc biệt ưu tiên cung cấp điện trong mùa khô, EVN đã đề nghị PVGas duy trì cung cấp khí cho khu vực Đông Nam bộ ở mức 18,38 triệu m3/ngày, tương tự như đã thực hiện trong năm 2019; đẩy nhanh tiến độ đàm phán với Petronas, đảm bảo lượng khí cấp cho các nhà máy điện Cà Mau - khu vực Tây Nam bộ như hiện nay, ở mức khoảng 4,18 triệu m3/ngày.
Trong một nỗ lực khác, EVN tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo; tập trung huy động cao sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời huy động thêm các nguồn nhiệt điện dầu giá cao với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

-
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
-
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
-
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình
-
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Ngân hàng MB -
Tập đoàn SK đề xuất tổ hợp dự án cụm công nghiệp, năng lượng, logistics tại Ninh Thuận -
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2025 -
Doanh nghiệp bán dẫn được ưu tiên về chế độ hải quan -
Vietnam Airlines và Vietcombank hợp tác thu xếp vốn cho Dự án 50 máy bay thân hẹp
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM
-
Vietnamobile thông báo mời thầu Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ cho tủ đĩa lưu trữ dữ liệu
-
PVFCCo - Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh