-
“Ba nhà” cùng thiệt khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng -
VSMCamp & CSMOSummit 2024: Áp dụng AI vào marketing là yếu tố "sống còn" của doanh nghiệp -
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới
Lễ khánh thành Nhà máy Tiền phong phía Nam mở rộng. |
Chinh phục thử thách
Năm 2007, Nhựa Tiền phong phía Nam được thành lập. Đây là dấu mốc hết sức ý nghĩa trên hành trình phát triển để Nhựa Tiền phong trở thành thương hiệu hàng đầu của ngành nhựa Việt Nam.
Ông Trần Bá Phúc, nguyên Chủ tịch HĐQT Nhựa Tiền phong chia sẻ: “Trước năm 1990, Nhựa Tiền phong được định danh trên thị trường là doanh nghiệp sản xuất đồ chơi, gia công các đồ gia dụng, dép nhựa... và là thương hiệu rất nổi với những dòng sản phẩm này. Nhưng do nhu cầu của thị trường, Nhựa Tiền phong đã phải thay đổi. Năm 1990, nhà máy đã chính thức “khai tử” những dòng sản phẩm truyền thống. Lúc đó, Nhựa Tiền phong không có gì cả: không kinh nghiệm, không máy móc, không cả nguyên vật liệu. Nhưng Công ty đã vượt qua những khó khăn này”.
Và cái “duyên” với mảnh đất miền Nam có lẽ đã được khởi nguồn từ những ngày đầu Nhựa Tiền phong chuyển sang sản xuất ống nhựa. Những mét ống Nhựa Tiền phong đầu tiên được làm ra từ dây chuyền sản xuất chuyển từ miền Nam ra. Từ những thiết bị được hỗ trợ ban đầu, những cán bộ kỹ thuật của Nhựa Tiền phong đã nỗ lực tự nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt hàng chục dây chuyền đưa vào sản xuất và được Bộ Công nghiệp nhẹ khi đó đánh giá cao. Ngay trong năm đầu của chuyển đổi, 5 tấn sản phẩm đầu tiên đã được tiêu thụ và sản lượng liên tục tăng trưởng qua các năm.
Để có một Nhựa Tiền phong như hiện tại, với độ phủ thị trường trong cả nước chiếm khoảng 37% thị phần toàn quốc, có được hệ thống phân phối lớn nhất trong các doanh nghiệp ống nhựa, với 12 trung tâm phân phối, hơn 300 nhà phân phối và gần 20.000 cửa hàng, điểm bán hàng trên toàn quốc, thì quyết định “Nam tiến” của Ban Lãnh đạo Công ty vào năm 2007 đã đóng góp một phần quan trọng.
Lễ ký kết hợp tác toàn diện và cổ đông chiến lược giữa TPN và Tập đoàn Sekisui Chemical. |
“Thị trường ngành ống nhựa kỹ thuật phía Nam rất lớn, chiếm đến 2/3 nhu cầu tiêu thụ của cả nước. Nếu muốn Công ty có những bước phát triển mạnh hơn nữa, thì việc mở rộng thị trường là điều tất yếu. Nhưng trong đó đã có nhiều thương hiệu ống nhựa đứng chân vững vàng rồi, vậy phải làm thế nào để Nam tiến thành công là bài toán mà Ban Lãnh đạo Công ty trăn trở tìm lời giải”, ông Phúc nhớ lại.
Doanh nghiệp sản xuất chỉ tồn tại khi sản phẩm làm ra được người tiêu dùng chấp nhận. Nhựa Tiền phong khi đó tuy khá nổi tiếng tại miền Bắc, nhưng tại miền Nam thì là một thương hiệu còn lạ lẫm. Vậy nên, Ban Lãnh đạo Công ty đã quyết định thành lập công ty mới theo mô hình cổ phần, trong đó Nhựa Tiền phong là một cổ đông lớn, giữ 51%.
Xác định, muốn thành công thì phải huy động được cổ đông là những doanh nghiệp, cá nhân am hiểu thị trường phía Nam, có sẵn các mối quan hệ có thể giúp thương hiệu, sản phẩm ống nhựa Tiền phong vào được thị trường ngay, bởi thế, yếu tố con người, vai trò thủ lĩnh đã được lãnh đạo Nhựa Tiền phong coi trọng, tin tưởng, giao phó đúng. Người nhận trọng trách khai mở thị trường mới trong Nam cùng với một pháp nhân được thành lập vào ngày 24/9/2007 là ông Đặng Quốc Dũng (hiện là Chủ tịch HĐQT của cả Nhựa Tiền phong và Nhựa Tiền phong phía Nam). Lúc này, ông Dũng được bổ nhiệm giữ cương vị Thành viên HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Nhựa Tiền phong phía Nam. Đến tháng 10/2008 là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Nhựa Tiền phong phía Nam.
Cánh tay nối dài
“Miền Nam là thị trường mới, muốn phát triển thì phải có hệ thống nhà phân phối, các kênh bán hàng. Không làm được điều này thì không thể tồn tại, chứ đừng nói đến phát triển. Cái khó nhất cho Nhựa Tiền phong phía Nam là phải triển khai hệ thống bán hàng từ đầu”, ông Dũng nhớ lại.
Với vốn điều lệ khi thành lập là 100 tỷ đồng, nhà máy đầu tiên rộng 4 ha của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam tại Bình Dương đã hoàn thành sau 1 năm xây dựng. Năm 2009, những mét ống nhựa Tiền phong đầu tiên đã được sản xuất tại nhà máy này. Đến năm 2017, Nhựa Tiền phong phía Nam đã cán mốc doanh thu 1.000 tỷ đồng và năm 2018, tổng tài sản của Công ty đã trên 1.650 tỷ đồng.
Công nhân đứng máy sản xuất ống tại Nhà máy Tiền phong phía Nam |
Năm 2019, nhà máy tại Bình Dương đã được mở rộng thêm 11 ha, nâng tổng quy mô lên 15 ha, gồm 2 khu, nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm tại thị trường miền Nam lên 60.000 tấn sản phẩm/năm. Quan trọng hơn, Nhựa Tiền phong phía Nam đã khẳng định được mình và nỗ lực đưa thương hiệu vươn lên đứng thứ 3 tại thị trường miền Nam.
Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, Nhựa Tiền phong phía Nam đang làm rất tốt sứ mệnh của mình, giúp thương hiệu lan tỏa rộng khắp cả nước. Cùng Nhựa Tiền phong ở miền Bắc và miền Trung phát triển các sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, đi sâu vào các dòng sản phẩm chuyên biệt phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản, phục vụ hoạt động phòng cháy chữa cháy, hoạt động xuất khẩu...
Để có được thành công này, theo ông Dũng, ngoài việc tự lực xây dựng hệ thống phân phối mới, Nhựa Tiền phong phía Nam đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn và hiệu quả từ Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Sự giúp đỡ đó không chỉ là kỹ thuật, máy móc, thiết bị, mà còn cả nguồn lực con người. Đã có nhiều lãnh đạo, kỹ sư, công nhân tay nghề cao từ Nhựa Tiền phong được biệt phái cùng ông Đặng Quốc Dũng vào Nam.
Kỹ sư Trần Trọng Nghĩa nằm trong nhóm những cán bộ được “biệt phái” ở thời kỳ sau, nhưng đã đóng góp nhiều công sức vào sự phát triển mới của Nhựa Tiền phong phía Nam. Ông cho biết: “Từ đầu tháng 3/2018, lúc đó tôi đang là Phó giám đốc Nhà máy PVC của Nhựa Tiền phong, được Công ty cử vào công tác tại Nhựa Tiền phong phía Nam, giữ cương vị là Trưởng phòng kỹ thuật. Nhiệm vụ chính của tôi khi đó là ổn định hoạt động của máy móc, đảm bảo cho sản xuất và mở rộng nhà máy ở Bình Dương”.
Chỉ trong 1 tháng từ khi vào nhận nhiệm vụ, ông Nghĩa đã hoàn tất báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động của thiết bị, máy móc, năng lực sản xuất, cũng như tác phong làm việc của người lao động trong Nhà máy. Những giải pháp được đưa ra tức thì. Sau 1 năm điều chỉnh, hoạt động của nhà máy đã được cải thiện, năng suất tăng lên. Nhà máy mới ngay bên cạnh cũng xây dựng xong để nâng năng lực sản xuất lên đến 60.000 tấn/năm.
Đến tháng 3/2020, sau đúng 2 năm được cử vào hỗ trợ cho Nhựa Tiền phong phía Nam, ông Nghĩa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và tiếp tục lên đường hỗ trợ cho Nhựa Tiền phong miền Trung - đơn vị thành lập được 7 năm, song vẫn còn những yếu tố về kỹ thuật cần phải được nâng cao để đáp ứng năng lực sản xuất của toàn hệ thống.
“Những con người của Nhựa Tiền phong luôn sẵn sàng cống hiến hết mình cho đại gia đình Nhựa Tiền phong, bởi ở Nhựa Tiền phong, họ được tự hào về truyền thống lịch sử của Công ty, họ được nhận và được trao đi. Những hoạt động thiện nguyện, những cây cầu nối yêu thương mà Nhựa Tiền phong đang triển khai trên mọi miền của đất nước chính là tâm và sức của họ”, ông Dũng tự hào.
Nhờ sự cống hiến hết mình, quyết vun trồng và giữ vững thương hiệu Nhựa Tiền phong của những lớp cán bộ, công nhân viên mà trong vòng 10 năm (2007-2017), Nhựa Tiền phong và Nhựa Tiền phong phía Nam đã thực hiện và hoàn thành cùng lúc 2 nhiệm vụ cốt lõi, đó là củng cố được cổ phần đã từng có thời kỳ không kiểm soát được để giữ lại quyền điều hành của các cổ đông Việt và mở rộng thị trường ra phía Nam, nâng tổng thị phần của Nhựa Tiền phong lên khoảng 37% thị phần cả nước. Nhà máy tại Bình Dương của Nhựa Tiền phong phía Nam đã sản xuất được hầu hết các dòng sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Tiền phong.
Chia sẻ về chiến lược phát triển cho giai đoạn tới của Nhựa Tiền phong phía Nam, ông Đặng Quốc Dũng cho biết: “Nhựa Tiền phong phía Nam tiếp tục song hành với Nhựa Tiền phong khu vực miền Bắc và miền Trung để đẩy mạnh sản xuất các dòng sản phẩm truyền thống phục vụ nhu cầu phát triển hạ tầng, xây dựng dân dụng, thủy sản, giao thông, điện, nước, phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy - hải sản, sản phẩm sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tiếp tục hoạt động xây dựng mạng lưới phân phối, bán hàng tại thị trường miền Nam, nâng cao độ phủ tại thị trường này, góp phần gia tăng thị phần cả nước của Nhựa Tiền phong trong thời gian tới, khẳng định vai trò hàng đầu trong ngành của thương hiệu Nhựa Tiền phong”.
Với năng lực sản xuất lên đến 60.000 tấn/năm, Nhựa Tiền phong phía Nam đã góp phần nâng tổng năng lực sản xuất của Nhựa Tiền phong tại 3 miền lên đến 200.000 tấn/năm - lớn nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành.
-
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Cần tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp nhà nước -
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công thương nói cần lộ trình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị