Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 30 tháng 04 năm 2024,
Những cảnh báo về sự biến thiên số lượng doanh nghiệp
Minh Nhung - 08/11/2023 10:41
 
Sự biến thiên số lượng doanh nghiệp rất cần thiết cho hoạch định chính sách vĩ mô.
Ảnh minh họa

Số doanh nghiệp vào thị trường liên tục tăng

Vào thị trường thông qua đăng ký thành lập mới - tức là khởi nghiệp - gần như liên tục tăng  qua các năm (lần lượt các năm 2017 là 126.859 doanh nghiệp (DN), 2018 là 131.273 DN, 2019 là 138.139 DN và chỉ bị giảm trong 2 năm khi Covid-19 xuất hiện, với năm 2020 là 134.940 DN, năm 2021 là 116.837 DN, nhưng năm 2022 đã tăng mạnh trở lại đạt 148.533 DN). Trong 10 tháng 2023, đã có 131.777 DN thành lập mới, nhiều hơn số đăng ký thành lập mới trong các năm 2017, 2018, 2021 - bình quân gần 13.200 DN/tháng.

Với tiến độ này, cả năm 2023 sẽ đạt trên 160.000 DN đăng ký thành lập mới, vượt xa kỷ lục đã đạt được trong năm 2022. Các ngành có nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, khoa học - công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo.

Đạt được kết quả vượt trội này do nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là tinh thần khởi nghiệp của đội ngũ doanh nhân, đã vượt qua các khó khăn, thách thức ở cả đầu vào, đầu ra, tạo ra sự nghiệp của bản thân và đóng góp cho đất nước. Một yếu tố quan trọng khác là môi trường đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính đã được cải thiện. Ngoài ra, phải kể đến “đội hậu bị” khá hùng hậu với 16.500 hợp tác xã, gần 5,2 triệu cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, trên 24.000 trang trại… sẵn sàng nâng cấp lên DN. Tuy nhiên, có một số ngành có số DN đăng ký thành lập mới bị giảm, như kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nông, lâm nghiệp - thủy sản.

Vào thị trường còn bao hàm cả số DN quay trở lại hoạt động. Trong 10 tháng 2023, có 51.861 DN quay trở lại hoạt động, trong đó chủ yếu ở các ngành bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, khoa học - công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác.

Doanh nghiệp rời thị trường vẫn tăng

Theo thống kê, số DN tạm ngừng kinh doanh là 81.086, đây là một con số khá lớn, trong đó những ngành có trên 3.000 DN tạm ngừng kinh doanh là bán buôn, bán lẻ, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoa học - công nghệ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc, đồ dùng và dịch vụ hỗ trợ khác, vận tải kho bãi. Ngành kinh doanh bất động sản tuy chỉ có 2.231 DN ngừng kinh doanh, nhưng lại có tốc độ tăng cao nhất (54,2%), chứng tỏ ngành này vẫn rất khó khăn sau khi đạt đỉnh vào giữa 2022.

DN tạm ngừng hoạt động là 50.726 DN, tăng 25,9% so với năm 2022, con số này khá lớn và tăng cao so cùng kỳ của năm 2022.

DN đã hoàn tất thủ tục phá sản là 14.729, (giảm 4,5% so với năm 2022) thuộc các ngành khai khoáng, bán buôn, bán lẻ, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ lưu trú, ăn uống, kinh doanh bất động sản, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội. 

Do số DN vào thị trường nhiều hơn số DN ra khỏi thị trường (với giả thiết là số đăng ký thành lập mới được đưa vào hoạt động hết), nên số DN đang hoạt động tăng thêm trong 10 tháng đạt 37.087 DN, tuy thấp hơn cùng kỳ (khoảng 20.300 DN), nhưng vẫn là một cố gắng trong điều kiện của năm nay.

Từ các thông tin trên, có thể thấy, dự báo đến cuối năm 2023, số DN đang hoạt động còn thấp hơn mục tiêu 1 triệu DN và càng thấp hơn mục tiêu cho năm 2025 là 1,5 triệu DN đang hoạt động. Đây là sự cảnh báo cần thiết, để các nhà hoạch định chính sách vĩ mô (cả kế hoạch và điều hành chỉ đạo) có giải pháp quyết liệt, đồng bộ.

Áp lực đang giảm dần với doanh nghiệp địa ốc
Doanh nghiệp địa ốc phần nào thoát khỏi nguy cơ mất phanh. Một số doanh nghiệp chuẩn bị bàn giao căn hộ, bung hàng hoặc tuyển nhân sự để phát...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư