-
Truyền tải điện Đông Bắc 3: Giữ vững hệ thống truyền tải điện trước mưa to, bão lớn -
Quảng Ninh: Dành 1.000 tỷ đồng từ tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3 -
Đề nghị doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam tại Trung Đông -
Đề xuất Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nghỉ 9 ngày liên tục -
Tính phương án miễn giảm học phí cho sinh viên ảnh hưởng bởi bão lũ -
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng của bão Yagi
"Võ Mỵ Nương truyền kỳ" bị chỉnh sửa
Khi ra mắt ở Trung Quốc hồi đầu năm, Võ Mỵ Nương truyền kỳ (tên khác: Võ Tắc Thiên) bị tạm ngừng phát sóng để loại bỏ các cảnh phi tần, cung nữ hở ngực. Sau khi chỉnh sửa, bố cục hình ảnh trở nên thiếu cân đối vì mặt diễn viên choán phần lớn màn hình.
Các nhà đài phải nghĩ đủ cách để che vòng một của nữ diễn viên phim "Võ Mỵ Nương truyền kỳ". |
Tiếp đến, đài TVB mua bản quyền phát sóng và sử dụng biện pháp che ngực khác, đó là "thêm vải" đồng màu vào trang phục. Biện pháp này được fan khen hợp lý hơn. Phiên bản này được áp dụng khi chiếu ở Việt Nam.
Võ Mỵ Nương truyền kỳ tạo cơn sốt ở một số quốc gia và khu vực châu Á hồi đầu năm, dấy lên làn sóng chế ảnh, chụp ảnh phong cách "Võ Mỵ Nương" mà Phạm Băng Băng đóng.
TVB "thêm vải" ở ngực cho nhân vật trong phim. |
Võ Mỵ Nương truyền kỳ không được đánh giá cao về chất lượng song vẫn hút người xem, đồng thời giúp Phạm Băng Băng nổi tiếng hơn, góp phần đưa cô trở thành ngôi sao gốc Hoa nổi bật nhất năm 2015.
Cảnh nóng trên ngựa trong "Dương Quý Phi"
Phạm Băng Băng trong "Dương Quý Phi". |
Trước khi chiếu ở rạp, cảnh ân ái trên lưng ngựa giữa Dương Ngọc Hoàn (Phạm Băng Băng) và Đường Minh Hoàng (Lê Minh) trong Dương Quý Phi bị phát tán trên mạng. Nhiều khán giả chỉ trích cảnh phim lộ liễu, táo bạo như phim cấp ba.
Tuy nhiên khi ra rạp, cảnh trên bị lược bớt. Một số nguồn tin cho hay cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu cắt bỏ đoạn phim trong khi các ý kiến khác cho rằng đoàn phim cố ý hé lộ cảnh nóng nhằm thu hút sự chú ý. "Rõ ràng đoàn phim biết cảnh đó bị cắt nhưng vẫn tung ra để quảng bá", một khán giả viết.
Trái với nhận xét của nhiều khán giả, Phạm Băng Băng cho rằng đoạn phim bị cắt vốn được quay đẹp mắt và đầy chất thơ. Cô tiếc nuối công sức bỏ ra khi thực hiện.
Cảnh cưỡng bức trong "Lục Long tranh bá"
Hai diễn viên nhí trong cảnh cưỡng bức. |
Phim truyền hình Lục Long tranh bá (Six Flying Dragons) phát trên đài SBS (Hàn Quốc) có cảnh nhân vật Ddang Sae tận mắt chứng kiến Yeon Hee (thời bé) bị một đám người hãm hại, cưỡng bức.
Nhiều khán giả nhận xét đoạn phim khó hiểu và không cần thiết. Mặt khác, không ít ý kiến cho rằng cảnh cưỡng hiếp này đối với người lớn đã là thách thức, đòi hỏi sự vững chãi tâm lý. Vì thế, để diễn viên vị thành niên đóng cảnh này có thể gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của các em.
Trước phản ứng của khán giả, đại diện đoàn phim ra thông cáo cho hay đoạn cưỡng bức trên nhằm giải thích tại sao Ddang Sae từ một đứa trẻ nhút nhát, trong sáng trở thành một võ sĩ lạnh lùng.
Độ dài của "Cô dâu tám tuổi"
Cảnh phim "Cô dâu tám tuổi". |
Cô dâu tám tuổi giữ kỷ lục là phim truyền hình dài nhất Ấn Độ, với gần 2.000 tập, được chiếu từ năm 2008 đến 2015.
Về Việt Nam, phim rút lại còn 900 tập và được phát sóng hơn một năm nay. Tác phẩm lôi cuốn một bộ phận lớn khán giả Việt, chủ yếu là các bà, các mẹ. Tuy nhiên, cũng có nhiều khán giả - đặc biệt là giới trẻ - ngao ngán vì nhịp phim chậm chạp.
Năm qua, mạng xã hội lan truyền nhiều bài thơ, bình luận hài hước về Cô dâu tám tuổi. Bên cạnh đó, cụm "Ôi thần linh ơi" trở thành câu cửa miệng của nhiều người.
Tạo hình khêu gợi trong "Phong Thần anh hùng 2"
Hình ảnh trong "Phong Thần anh hùng 2". |
Sản phẩm truyền hình Phong Thần anh hùng 2 có bối cảnh đời Thương, Trung Quốc, kể về cuộc đối kháng giữa hai phía Khương Tử Nha và Đát Kỷ. Khi ra mắt, phim gây ồn ào vì trang phục cắt khoét táo bạo, phô vòng một của các nhân vật nữ.
Một đại diện đoàn làm phim giải thích rằng chỉ những trang phục dành cho yêu tinh mới có phần khoa trương vì ý đồ của đạo diễn là làm nổi bật nét tính cách của yêu quái, phân biệt rõ với trang phục của người.
Nhiều phim TVB bị chê kỹ xảo lạc hậu
Chất lượng phim TVB là đề tài được nhắc khá nhiều trong năm 2015. Bên cạnh việc thiếu những diễn viên cá tính, nhiều phim không được đánh giá cao do kỹ xảo sơ sài như phim của thập niên 1990.
Ảnh trên: Cảnh rừng ảo trong phim "Vô song phổ". Ảnh dưới là cảnh phim "Trương Bảo Tử". |
Trong Vô song phổ, cảnh yêu tinh cá chép (Sầm Lệ Hương đóng) biến hóa trên mặt nước khiến fan dở khóc dở cười vì sự lắp ghép thô sơ. Cảnh người dân đi trong rừng xanh vốn đơn giản song cũng bị ghép một cách gượng gạo.
Trương Bảo Tử - phim lớn của TVB trong năm - cũng không được đầu tư kỹ lưỡng. Cách cảnh nguy hiểm, thần thoại đều được xử lý lộ liễu.
Không ít khán giả cho rằng trong thời đại công nghiệp làm phim phát triển mạnh, TVB không đổi mới và đầu tư cho các tác phẩm, sẽ dẫn đến sự nhàm chán, xuống cấp, không còn là món ăn được khán giả yêu thích, đón nhận.
-
Đề xuất Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nghỉ 9 ngày liên tục -
Đã hỗ trợ đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ 1.035 tỷ đồng -
Tính phương án miễn giảm học phí cho sinh viên ảnh hưởng bởi bão lũ -
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng của bão Yagi -
[Ảnh] Vietjet dành tặng các bạn nhỏ Tết Trung thu ấm áp -
59 giáo viên, học sinh tử vong và mất tích trong siêu bão Yagi -
Một nửa thế giới không được tiếp cận với nước uống an toàn
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt