-
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai"
QUỐC HỘI CHÍNH THỨC THÔNG QUA LUẬT CHỨNG KHOÁN SỬA ĐỔI
Ngày 29/11/2024, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa IV, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Theo đó, Luật Chứng khoán được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 của Luật sửa 9 Luật, cụ thể Bổ sung quy định về nâng cao tính minh bạch, hiệu quả cũng như tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán; Sửa đổi, bổ sung các quy định để tháo gỡ các vướng mắc trên thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán với mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán.
Đây là bước tiến quan trọng để nâng cao hơn nữa tính minh bạch, hiệu quả trong các hoạt động trên thị trờng chứng khoán, ngăn chặn các hành vi thao túng, lừa đảo và thúc đẩy thị trường phát triển trước mục tiêu nâng hạng.
ÁP DỤNG NON-PREFUNDING, VIỆT NAM TIẾN GẦN HƠN ĐẾN CỘT MỐC NÂNG HẠNG
Ngày 2/11/2024, Thông tư 68/2024/TT-BTC chính thức được áp dụng với nội dung đáng chú ý liên quan đến việc nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền và lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh.
Nội dung đáng chú ý nhất là quy định nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền (Non Pre-funding solution - NPS). Thông tư mới quy định, nhà đầu tư phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua chứng khoán, ngoại trừ 2 trường hợp: (1) nhà đầu tư giao dịch ký quỹ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; (2) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh theo quy định tại Điều 9a Thông tư này.
Với việc áp dụng non-prefunding, chứng khoán Việt Nam tiến thêm một bước quan trọng và mang lại kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt sẽ sớm được nâng hạng trong năm 2025.
ĐÓN “ĐẠI BÀNG” THẾ GIỚI, CỔ PHIẾU CÔNG NGHỆ LIÊN TỤC “CẤT CÁNH”
Ngay từ đầu năm, sóng cổ phiếu công nghệ đã hình thành và nối dài cho đến tận cuối năm. Hàng loạt thông tin tích cực trong ngành đã nâng đà cho cổ phiếu công nghệ "cất cánh". Mặc dù không chiếm tỷ trọng cao trên thị trường chứng khoán, song nhiều mã cổ phiếu ngành này đã có đà tăng ngoạn mục trong năm vừa qua và hầu hết đều chạm đến đỉnh giá lịch sử.
Tiêu biểu là FPT đã tăng đến 81% so với đầu năm, liên tục phá đỉnh lịch sử của chính mình. Cổ phiếu VGI có giai đoạn tăng vượt 156.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 6/2024, hiện ở vùng giá 122.900 đồng/cổ phiếu, VGI vẫn đang có giá cao gấp 2,4 lần hồi đầu năm. Còn CTR cũng đã tăng đến 40% trong năm vừa qua và có giai đoạn nằm trên ngưỡng 100.000 đồng/cổ phiếu hồi giữa năm.
Các cổ phiếu công nghệ như FPT, VGI, CTR đều đạt đỉnh trong năm 2024. |
Cổ phiếu công nghệ Việt bùng nổ cùng với làn sóng cổ phiếu công nghệ trên thế giới. Cùng với đó là những sự kiện mang dấu mốc lịch sử. Tháng 4 vừa qua, gã khổng lồ bán dẫn Mỹ là Nvidia đến thăm Việt Nam và công bố dự án 200 triệu USD cùng với FPT thành lập nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ phát triển AI tại khu vực, đồng thời nâng cao năng lực triển khai dịch vụ AI và Cloud trên toàn thế giới. Đến tháng 12/2024, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang chính thức đến Việt Nam, ký kết Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
NHÀ ĐẦU TƯ HỤT HẪNG TRƯỚC LỜI HỨA DANG DỞ VỀ HỆ THỐNG KRX
Lời hứa về hệ thống KRX với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được chuẩn bị từ năm 2012, trải qua hơn 12 năm, đến nay hệ thống này vẫn chưa được ra mắt nhà đầu tư. Không chỉ nhiều lần trễ hẹn, năm 2024 còn là lần đầu tiên nhà đầu tư bị “mừng hụt” khi có thông báo cụ thể ngày vận hành của KRX nhưng rồi tiếp tục bị trì hoãn.
Cuối tháng 4/2024, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) có thông báo gửi các công ty chứng khoán về việc hệ thống KRX chuẩn bị hoạt động từ đầu tháng 5/2024 và yêu cầu các công ty chứng khoán kiểm tra giao dịch trên hệ thống của mình với hệ thống mới KRX. Các công ty chứng khoán sẽ thực hiện chuyển đổi trong thời gian từ ngày 27/4/2024 đến ngày 30/4/2024. Nếu chuyển đổi thành công thì hệ thống KRX sẽ chính thức triển khai từ ngày 2/5/2024 với dữ liệu giao dịch là dữ liệu lấy từ cuối ngày 26/4/2024. Ngay sau thông báo của HoSE, các công ty chứng khoán đều đồng loạt thông báo đến nhà đầu tư về sự chuyển đổi mới này.
Tuy nhiên ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thông báo gửi các Sở giao dịch và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) về việc không chấp thuận việc áp dụng KRX vào ngày 2/5/2024 theo tờ trình của HoSE, với lý do việc áp dụng này chưa tuân thủ quy định pháp luật. Các công ty chứng khoán cũng theo đó dừng triển khai kết nối hệ thống giao dịch mới và thiết lập lại hệ thống giao dịch kết nối với hệ thống hiện tại của Sở đang vận hành.
Từ đó đến nay, KRX vẫn chưa hẹn ngày trở lại chính thức.
KHỐI NGOẠI BÁN RÒNG KỶ LỤC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Năm 2024 đánh dấu một năm dòng tiền của các nhà đầu tư ngoại rút ròng kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Diễn biến này kéo dài dưới áp lực bán ròng lớn, đây trở thành một lực cản lớn khiến chỉ số VN-Index bị kìm hãm và dòng tiền mới vào thị trường nhỏ giọt hơn.
Tính chung trong 11 tháng 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 88.000 tỷ đồng trên sàn HoSE, một con số kỷ lục trong hơn 24 năm thị trường chứng khoán Việt đi vào vận hành. Tháng 1 là tháng duy nhất khối ngoại ngừng rút ròng trong khi tháng 5-6/2024, khối ngoại rút ròng hơn 14.000 tỷ đồng mỗi tháng trên HoSE. Động thái rút ròng của khối ngoại được đánh giá là do tác động chủ yếu từ áp lực tỷ giá trong năm vừa qua.
Quy mô giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HoSE trong năm 2024. |
Đi cùng đó, thanh khoản trên thị trường cũng sụt giảm do tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn trước các biến số khó đoán định trên thị trường, đồng thời chờ đợi các nhân tố mới hỗ trợ.
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI TẬP ĐOÀN FLC
Từ 22/7-5/8, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC-Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt) và các bị cáo khác trong vụ án về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a-Bộ luật Hình sự) và "thao túng thị trường chứng khoán" (Điều 211, khoản 2, điểm b-Bộ luật Hình sự).
Theo đó, bị cáo Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt 18 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản," 3 năm tù về tội "Thao túng thị trường chứng khoán," tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Quyết là 21 năm tù.
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Quyết có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm trách nhiệm bồi thường dân sự. Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC diễn ra ngày 26/12 vừa qua tuy nhiên phải tạm hoãn do nhiều bị cáo, bị hại vắng mặt.
KHOẢNG LẶNG CỦA CÁC THƯƠNG VỤ NỔI BẬT
Bên cạnh việc các nhà đầu tư ngoại rút ròng, thanh khoản thị trường yếu thì năm 2024 cũng là năm ít ghi nhận các thương vụ nổi bật trên thị trường.
Tính trong cả năm 2024, chỉ có 1 thương vụ IPO diễn ra từ đầu năm 2024 đến từ CTCP Chứng khoán DNSE, huy động được 37 triệu USD. Với số lượng ít ỏi này, Việt Nam xếp chót bảng về số lượng IPO trong khu vực Đông Nam Á, theo thống kê của Deloitte.
Thị trường cũng ảm đạm khi số lượng doanh nghiệp niêm yết mới nhỏ giọt trên cả 2 sàn chính, thoái vốn nhà nước không có đột phá khi thiếu vắng “bom tấn”.
Thương vụ lịch sử hiếm hoi được ghi nhận trong năm vừa qua đến từ CTCP Vinhomes qua việc mua lại cổ phiếu quỹ. Trong thời gian từ 23/10 đến 21/11/2024, Vinhomes đã mua lại gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá mua bình quân là 42.444 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 10.500 tỷ đồng, lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
Dấu ấn ngành tài chính 2024: Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ đồng, đột phá chuyển đổi số -
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng: Hệ số nợ phải trả của doanh nghiệp không quá 4 lần
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM