-
Thừa Thiên Huế xúc tiến đầu tư thành công nhiều dự án trong năm 2024 -
T&T Group trở thành cổ đông chiến lược, nắm 75% vốn điều lệ của Vietravel Airlines -
VCCI: Chỉ nên cấm xuất cảnh trong những trường hợp rất hoặc đặc biệt nghiêm trọng -
Hiệp định VIFTA, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Israel -
Xuất khẩu rau quả hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD -
KCN Việt Nam được vinh danh Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tiêu biểu năm thứ hai liên tiếp
Khảo sát này được thực hiện dựa trên sự phân tích của hơn 3.200 câu trả lời từ ứng viên và người tìm việc cũng như ý kiến của hơn 200 doanh nghiệp ngành sản xuất trong cơ sở dữ liệu của VietnamWorks và Navigos Search.
Kiến thức chuyên môn là yêu cầu quan trọng nhất trong tuyển dụng nhân sự ngành sản xuất
Trong ngành sản xuất, kiến thức chuyên môn được coi là yếu tố cần thiết nhất trong tuyển dụng khi có đến 73% ứng viên tham gia khảo sát đồng tình với ý kiến này. 67% doanh nghiệp trả lời sẽ từ chối tuyển dụng nếu ứng viên không có kiến thức chuyên môn.
Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề và tính kỷ luật cũng được coi trọng, tương ứng với 42% và 39% ý kiến của ứng viên tham gia khảo sát.
Mặc dù nhân sự có mức độ gắn bó cao nhưng doanh nghiệp ngành sản xuất vẫn thiếu lao động, cả về số lượng và chất lượng
“Công việc ổn định” là từ khóa quan trọng nhất đối với nhân sự ngành sản xuất. 41% ứng viên chia sẻ khi tìm kiếm việc làm thì yếu tố ổn định đóng vai trò quan trọng nhất. Về phía doanh nghiệp, 57% cho biết “công việc ổn định” hiện đang là yếu tố đứng đầu khi giữ chân nhân sự trong tổ chức.
Một dữ liệu khác cũng rất tương đồng với độ gắn bó của nhân sự ngành sản xuất khi có 73% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết công ty họ có tỷ lệ nghỉ việc dưới 20%/năm. Về phía ứng viên, 40% ứng viên tham gia khảo sát cho biết họ đang gắn bó với công ty hiện tại trên 5 năm.
Mặc dù vậy, 55% ứng viên trả lời họ nhận thấy doanh nghiệp mình làm việc đang thiếu lao động trầm trọng. 37% cho biết khối lượng công việc của họ tăng cao do bị ảnh hưởng bởi việc thiếu lao động này.
Về phía doanh nghiệp, 35% cho biết doanh nghiệp họ thiếu các nhân sự đạt được yêu cầu về chất lượng công việc. Thiếu số lượng ứng viên nhận được 14% ý kiến đồng tình.
Đi làm xa trung tâm và môi trường làm việc bị ô nhiễm nằm trong 5 lý do khiến nhân sự ngành sản xuất nghỉ việc
Mặc dù dữ liệu cho thấy nhân sự ngành sản xuất có mức độ gắn bó với doanh nghiệp cao, tuy nhiên các lý do khiến nhân sự nghỉ việc cũng rất đặc thù liên quan đến yếu tố ngành nghề.
Bên cạnh các lý do liên quan đến lương, thưởng và các phúc lợi xã hội không cạnh tranh, thì việc đi làm xa trung tâm và môi trường làm việc bị ô nhiễm (không khí, tiếng ồn…) đang nằm trong 5 lý do lớn nhất khiến nhân sự ngành này nghỉ việc. 36% ý kiến cho biết môi trường làm việc bị ô nhiễm và 26% ý kiến về việc đi làm xa trung tâm hiện cũng là những thách thức lớn nhất đối với họ khi làm việc trong ngành này.
Ở góc độ tuyển dụng, 39% doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng chia sẻ việc các khu công nghiệp ở xa trung tâm cũng là một trong những thách thức lớn nhất của họ khi tuyển dụng nhân sự.
Việc làm trong ngành sản xuất hiện không thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ |
Việc làm ngành sản xuất không “hấp dẫn” giới trẻ
Việc làm trong ngành sản xuất hiện không thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Có 42% doanh nghiệp cho biết đây là một trong những thách thức lớn nhất của họ. Có 32% doanh nghiệp chia sẻ họ sẽ tập trung xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng trong thời gian tới do những khó khăn hiện đang gặp phải khi yếu tố thương hiệu của tổ chức không đủ mạnh để thu hút được người lao động.
Trường dạy nghề đang được các doanh nghiệp sản xuất hợp tác nhiều nhất
Để giải quyết bài toán về thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về chất lượng và số lượng, các doanh nghiệp ngành sản xuất đã thực hiện nhiều hoạt động, trong đó có các hoạt động liên kết với các cơ sở đào tạo để cải thiện chất lượng đào tạo (22% doanh nghiệp có cùng ý kiến) và hợp tác với các cơ sở đào tạo để đào tạo theo yêu cầu tuyển dụng (21% doanh nghiệp lựa chọn).
Đáng chú ý trong việc liên kết với các cơ sở đào tạo, trường dạy nghề đang được 49% các doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn, vượt qua trường đại học và trường cao đẳng, với tỷ lệ tương đương là 42% và 24%.
Đào tạo trực tuyến và đào tạo kỹ năng mềm chưa được chú trọng phát triển tại doanh nghiệp ngành sản xuất
Các hình thức đào tạo truyền thống như đào tạo trên công việc thực tế, khóa học nội bộ, cấp trên đào tạo cho cấp dưới vẫn chiếm tỉ trọng cao tại các doanh nghiệp sản xuất, chiếm từ 43% đến 83% ý kiến của cả phía ứng viên và doanh nghiệp trong ngành này. Đào tạo trực tuyến (online) chưa phổ biến, khi chỉ 5% ứng viên và 4% doanh nghiệp cho biết đã áp dụng mô hình này tại nơi làm việc của mình.
Về nội dung đào tạo, kĩ năng liên quan đến chuyên môn được chú trọng nhất, theo đánh giá của 51% ứng viên và 64% doanh nghiệp, trong khi đào tạo kỹ năng mềm chỉ chiếm 17% và đào tạo ngoại ngữ chỉ chiếm 5% theo ý kiến của doanh nghiệp. Có thể thấy, các doanh nghiệp ngành này ưu tiên tuyển dụng ứng viên có kiến thức chuyên môn và đào tạo các kỹ năng để nâng cao tay nghề nhưng chưa chú trọng đến đào tạo kỹ năng mềm hoặc ngoại ngữ. Trong khi đó, các ứng viên tham gia khảo sát cho biết ngay trong tổ chức của mình vẫn còn tình trạng người lao động thiếu tính chủ động trong công việc (72% ý kiến ứng viên), thiếu tinh thần học hỏi (45% ý kiến ứng viên), thiếu kiến thức chuyên môn và thiếu tinh thần kỷ luật (đều có 36% ý kiến ứng viên đồng tình).
Ngành sản xuất trước yêu cầu chuyển dịch tự động hóa
46% doanh nghiệp đang áp dụng dưới 30% tự động hóa quy trình sản xuất; 18% doanh nghiệp đang áp dụng từ 30%-50% tự động hóa quy trình sản xuất; 14% doanh nghiệp đang áp dụng đến 70% tự động hóa quy trình sản xuất. Các con số biết nói này đang phản ánh sự dịch chuyển của các doanh nghiệp ngành này trong giai đoạn áp dụng quy trình sản xuất mới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đánh giá họ đã có những hành động bắt kịp làn sóng công nghệ mới khi đầu tư vào máy móc (65% ý kiến doanh nghiệp), hệ thống dữ liệu (41% ý kiến doanh nghiệp) cũng như thay đổi phương thức quản lí (44% ý kiến doanh nghiệp), đào tạo (39% ý kiến doanh nghiệp), tuyển dụng (21% ý kiến doanh nghiệp).
Về phía ứng viên, việc chủ động bồi dưỡng chuyên môn (53% ý kiến ứng viên) và ngoại ngữ (47% ý kiến ứng viên) đang trở nên phổ biến. Tuy nhận thức rõ, người lao động là công nhân sẽ chịu ảnh hưởng lớn của tự động hóa (70% ý kiến của ứng viên và 70% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát), cả hai đối tượng này đồng tình cho rằng sự chuyển dịch tự động hóa là điều tất yếu đối với tương lai của ngành sản xuất.
Ông Gaku Echizenya, CEO Navigos Group Việt Nam chia sẻ: “Có thể nói ngành sản xuất đã và đang là lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nếu không mạnh dạn nắm bắt cơ hội này bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 thì những thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á sẽ là những điểm đến lý tưởng hơn cho các nhà đầu tư. Do vậy, bên cạnh việc áp dụng công nghệ để đổi mới quy trình sản xuất thì việc đào tạo đội ngũ nhân lực cần phải được các doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt chú trọng.”
-
Thừa Thiên Huế xúc tiến đầu tư thành công nhiều dự án trong năm 2024 -
T&T Group trở thành cổ đông chiến lược, nắm 75% vốn điều lệ của Vietravel Airlines -
VCCI: Chỉ nên cấm xuất cảnh trong những trường hợp rất hoặc đặc biệt nghiêm trọng -
Hiệp định VIFTA, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Israel
-
Xuất khẩu rau quả hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD -
KCN Việt Nam được vinh danh Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tiêu biểu năm thứ hai liên tiếp -
133 doanh nghiệp đạt giải thưởng Chất lượng Quốc gia -
Thu ngân sách xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 đã vượt dự toán -
Doanh nghiệp dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục -
Masan Consumer giới thiệu ẩm thực Việt tới bạn bè năm châu -
Liên minh năng lượng tái tạo của Bamboo Capital - Foxlink - Micro Electricity
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/12 -
2 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
3 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12
- Vinexad thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu
- Khách đi tuyến Metro số 1 sẽ có cơ hội nhận code giảm giá của Grab
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 1)
- TTC AgriS liên tục được vinh danh top doanh nghiệp hoạt động quản trị công ty tốt nhất
- Chăm sóc sức khoẻ dễ dàng với FWD Bảo hiểm sức khoẻ trực tuyến
- Công bố Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam trong các ngành kinh tế trọng điểm