
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan
-
Hà Nội đưa Luật Địa chất và khoáng sản vào đời sống thực tiễn
-
Đề xuất nhiều giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 68
-
Thủ tướng đề nghị World Bank hỗ trợ vốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
-
Quốc hội sẽ chất vấn hai bộ trưởng, đã dự kiến 3 nhóm vấn đề để chọn 2 -
Chính sách hỗ trợ phải tránh tình trạng "doanh nghiệp không chịu lớn"
![]() |
Ngô là mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh trong 10 tháng qua, với 1,983 tỷ USD, tăng 6,8% |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng 2020, nhập khẩu hàng hóa của nước ta đạt 210,55 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 7,6%), trong khi ở chiều xuất khẩu ghi nhận mức tăng 4,7%, đạt 229,27 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu 10 tháng giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, giảm mạnh nhất là nhập vải cho ngành may mặc, chỉ đạt 9,5 tỷ USD, giảm 13%; sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, giảm 17%; chất dẻo đạt 6,7 tỷ USD, giảm 10,7%, nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 4,4 tỷ USD, giảm 10,9%; hóa chất đạt 4 tỷ USD, giảm 6%.
Nhưng vẫn có những nhóm hàng nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, trong đó có: Sữa và sản phẩm từ sữa; dược phẩm; lúa mỳ, đậu tương, nguyên liệu dược phẩm...
Cụ thể, 10 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 905 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ, nhập khẩu dược phẩm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 6,7%, nhập nguyên liệu dược phẩm đạt 338 triệu USD, tăng 4,1%, nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi như lúa mỳ, ngô, đậu tương tăng lần lượt 6,8%, 6,8% và 16% so với cùng kỳ 2019, tương ứng giá trị nhập khẩu 674 triệu USD; 1,98 tỷ USD và 644 triệu USD.
Ngoài ra, các mặt hàng sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng duy trì đà tăng trưởng, trong đó nhập khẩu dầu, mỡ động thực vật đạt 708 triệu USD, tăng 23,6%, nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 3,25 tỷ USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ.
Dấu hiệu tích cực trong 10 tháng qua là nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu đã có sự suy giảm mạnh. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chính trong nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng giảm khá mạnh so với 10 tháng năm 2019, ước đạt 13,07 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ. Trong đó: Rau quả giảm 30,5%; bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm 11,1%; ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ giảm 26,9%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 8%.
Trong hai tháng còn lại của năm 2020, xu hướng nhập khẩu nhiều loại hàng hóa sẽ gia tăng mạnh để phục vụ nhu cầu thị trường mùa cuối năm. Bộ Công Thương đánh giá, thực tế, đơn hàng nhập khẩu đã gia tăng trong tháng 10 vừa qua, như một chỉ dấu cho thấy sản xuất bắt đầu phục hồi. Trong 10 tháng năm 2020, có 34 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

-
Quốc hội sẽ chất vấn hai bộ trưởng, đã dự kiến 3 nhóm vấn đề để chọn 2 -
Chính sách hỗ trợ phải tránh tình trạng "doanh nghiệp không chịu lớn" -
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu -
Bộ trưởng Công thương: Việt Nam ưu tiên thúc đẩy thương mại đa phương -
Xuất cấp hơn 1.308 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng -
Thanh kiểm tra doanh nghiệp tối đa 1 lần/năm: Giúp hạn chế tình trạng nhũng nhiễu
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng