-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
1. Tha thẩn làm hết việc này đến việc khác
“Tôi sẽ viết cuốn tiểu thuyết đó ngay khi tôi xem xong buổi biểu diễn yêu thích này. Nhưng tôi đói rồi. Tôi sẽ khởi động sau khi ăn nhẹ. Nhưng bây giờ ăn xong thì tôi lại thấy buồn ngủ quá - ngủ một chút cũng chẳng sao, phải không nào?”.
Liệu đó có phải là tình cảnh thường xảy ra với bạn không?
Một trong những phần khó nhất và hiển nhiên nhất của việc đạt được thành công là làm việc thực sự. Thói trì hoãn, đổ lỗi và làm những việc linh tinh này khác sẽ dẫn đến sự thật là chẳng cái gì được hoàn thành cả.
Nghe thì quá dễ dàng, nhưng sự thật là, cách dễ nhất để tiến đến thành công chỉ là nhảy vào cuộc và bắt tay làm.
2. Đổ lỗi
“Tôi không thành công không phải do lỗi của tôi. Ngành nghề của tôi tệ quá, do tôi không có tiền...”. Nhưng thực ra ai là người chịu trách nhiệm cho thành công của bạn? Chính là bạn.
Đúng là trên đường khởi nghiệp, một số thứ có thể ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng việc đổ lỗi cho người khác chỉ khiến ta lãng phí năng lượng và thời gian mà lẽ ra cần dành cho việc chúng ta đang dốc sức làm.
3. Ghen tị với thành công của người khác
Ghen tị với thành công của người khác cũng tệ ngang với việc đổ lỗi cho người khác. Thời gian và năng lượng ấy lẽ ra phải dành để đạt được mục tiêu của mình thì lại dành để ghen tị với một người khác đã đạt được điều bạn muốn.
Việc ghen tị với thành công của người khác và cảm giác cay đắng khi nghĩ về điều đó thực sự gây lãng phí thời gian. Hãy tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu của mình.
4. Coi nhẹ thành công của người khác
Bạn không cần phải mê mẩn với thành công của người khác, nhưng ngược lại, việc coi nhẹ thành công của người khác cũng rất tệ cho chúng ta và mục tiêu của chúng ta. Giả sử khi bạn đạt được thành công, liệu bạn có muốn người khác quay mặt đi ngó lơ mình và coi thành tựu của mình “chỉ là con tép”?
5. Chỉ nói mà không làm
Việc nói về mục tiêu của mình và những gì mình sắp làm thì cũng tốt thôi, nhưng việc dành thời gian bắt tay vào làm thì mới thực sự tốt. Hãy kéo khóa mồm lại và làm việc đi thôi.
6. Đoán mò
Những người không thành công rất giỏi với việc giả sử này nọ mà không xem xét các cơ hội. Cơ hội bị bỏ lỡ hết lần này đến lần khác có thể khiến người ta tụt lại phía sau, hoặc hoàn toàn phá hỏng những gì mà họ đã bỏ công sức vào.
7. Trì hoãn
Tác hại của thói xấu này thì quá rõ rồi phải không? Nó cũng giống như việc làm linh tinh hết việc này đến việc khác, nhưng nó thậm chí còn tệ hơn bởi vì nó ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống của chúng ta. Nói ngắn gọn, thói trì hoãn không phải là bạn của những người thành công.
8. Ca mãi điệp khúc “không thể”
“Việc đó không hiệu quả đâu. Việc đó không thể làm được, tôi không thể…” - đó có phải là câu nói quen thuộc của bạn? Ở ngoài kia có nhiều người cũng nghĩ giống như vậy: chúng ta không thể bay vào vũ trụ, chúng ta không thể tìm được cách để con người bay được, chúng ta không thể chữa được bệnh đó. Ồ, chúng ta đều đã làm được nhiều việc mà trước đây đã từng được coi là không thể đấy thôi.
Hãy đừng nói rằng một việc gì đó là không thể. Trong thế giới chúng ta sống ngày nay, dường như “không thể” đang trở thành một từ ngày càng yếu ớt. Cớ sao bạn vẫn nói "không thể" mãi thế?
9. Tiêu thụ “đầu vào” rác
Thức ăn nhanh, nước tăng lực, các chương trình tivi vô bổ - tất cả những thứ này gây hại cho cơ thể và bộ não của chúng ta. Và khi “đầu vào” đã tệ như thế, liệu rằng chúng ta có thể tạo ra những thứ ta cần để đạt được thành công?
10. Bỏ cuộc
“Ừ thì tôi cố gắng”. Nhưng tôi cũng chỉ cố một lần thôi. Con ngựa lắc đầu và chạy đi tìm ai đó vỗ lưng an ủi mình.
Tất nhiên, ai cũng muốn giảm thiểu thiệt hại. Nhưng rốt cục thì, không có trải nghiệm nào là lãng phí cả. Bỏ cuộc chính là kẻ thù truyền kiếp của người thành công. Nếu người thành công tin tưởng điều gì đó, họ sẽ tìm cách đạt được, không cần lộ trình nào cả. Ví như việc bạn phải tự làm đường vượt qua rừng rậm. Nếu bạn bỏ cuộc ngay khi bị muỗi đốt lần đầu tiên, bạn sẽ mãi chôn vùi trong cánh rừng rậm đó.
Những người chỉ ngồi nhìn người khác mà không bao giờ thử làm gì thì cũng không bao giờ thực sự sống cả.
Tư duy không phải là cái gì bất biến. Không bao giờ là quá muộn để khởi đầu và thay đổi tầm nhìn. Việc đạt được mục tiêu hoàn toàn nằm trong tay bạn, nhưng nhiều khi chính bạn là người kéo mình lùi lại. Hãy quyết định khi nào đứng lên và hành động tiến tới mục tiêu.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025