
-
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025
-
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC
-
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp
-
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập
-
Hà Nội đăng cai tổ chức Festival Làng nghề quốc tế năm 2025 -
HanoiPrintPack 2025: Đòn bẩy phát triển xanh cho ngành in ấn và bao bì Việt Nam
![]() |
Các công ty Mỹ đã mất tới 83 tỉ USD do phục vụ khách hàng kém. |
Theo thống kê mới nhất của Microsoft, 66% khách hàng Mỹ trả lời rằng họ sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để được quan tâm và ‘’chăm sóc’’ tốt hơn từ các đơn vị bán hàng. Cũng theo khảo sát, 60% người được hỏi khẳng định rằng họ đã rất nhiều lần hủy bỏ các đơn hàng do thái độ phục vụ quá kém và thiếu chuyên nghiệp.
Trong thời buổi thương mại Điện tử phát triển mạnh như hiện nay, ngày càng thêm nhiều người mua hàng online. Do bản chất của mua hàng online là khách hàng không phải trực tiếp xuất hiện để đặt các món đồ, nhiều công ty và cửa hàng đang bỏ quên việc quan tâm chăm sóc khách hàng của mình.
Báo cáo về thương mại điện tử của hãng Business Insider Intelligence vừa công bố cho thấy, mua bán online càng phát triển thì càng nhận được thêm nhiều phàn nàn từ phía người dùng về các vấn đề hậu mãi hay phục vụ kém.
Dưới đây là một số bài học quan trọng được trích từ báo cáo:
Thứ nhất, chỉ cần có một khách hàng phàn nàn về sự thiếu chuyên nghiệp trong thái độ phục vụ, một công ty có thể mất hàng chục nghìn USD do các khách hàng tiềm năng dễ bị‘’hiệu ứng đám đông’’ và dẫn đến sự tẩy chay các hãng. Hơn 60% người tiêu dùng khẳng định sẽ không bao giờ mua hàng ở các hãng có nhân viên có thái độ kém. Các công ty lớn đã bỏ lỡ lên tới 83 tỉ USD do mất khách vì vấn đề này.
Thứ hai, trải nghiệm khách hàng tồi tệ luôn có tác động lớn và lâu hơn rất nhiều so với khi các ‘’thượng đế’’ được chăm sóc đúng cách. Phải mất đến 12 trải nghiệm tích cực của 12 khách hàng khác nhau để ‘’bù trừ’’ lại sự khó chịu khi mua hàng từ một người duy nhất.
Thứ ba, việc không quan tâm tới khách hàng trên các trang mạng xã hội đang dẫn tới sự ‘’vô cảm’’ của người tiêu dùng trước những quảng cáo hay event của các hãng. Quá nửa người mua hàng từ chối kết bạn hay theo dõi các thông tin trên các trang mạng xã hội chính thức của các công ty trong năm vừa qua, cho thấy tương tác giữa khách hàng và nơi bán hàng đã giảm sút mạnh về cả chất lượng lẫn số lượng.
Thứ tư, việc mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thường được tiến hành bởi các cửa hàng cao cấp và chuyên đồ ‘’xa xỉ’’ , khi mà họ biết các khách hàng tới đây đều là những người có tiền và có quyền lực. Các hãng này luôn yêu cầu người phục vụ xin lỗi, hoàn trả tiền hoặc có những đền bù dưới dạng khuyến mãi cho những khách hàng không hài lòng.
Cuối cùng, các kênh hỗ trợ khách hàng như điện thoại và email vẫn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, các công nghệ mới như các ứng dụng tin nhắn trực tiếp như iMessage, Viber hoặc live chat như Skype đang dần trở nên phổ biến.

-
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập -
Hà Nội đăng cai tổ chức Festival Làng nghề quốc tế năm 2025 -
Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm có thể được hưởng lương hưu -
Giai đoạn 2026 - 2035: Xây dựng nông thôn mới hiện đại, toàn diện, bền vững -
HanoiPrintPack 2025: Đòn bẩy phát triển xanh cho ngành in ấn và bao bì Việt Nam -
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cam kết cung ứng đầy đủ sách giáo khoa điều chỉnh, cập nhật sau sáp nhập -
GS.TS Lê Ngọc Thành: Người biến 1% hy vọng thành sự sống nhiệm màu
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower