Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Nhượng quyền Dự án BOT tuyến tránh Phủ Lý chưa thuận vì vướng yếu tố ngoại
Anh Minh - 29/07/2017 09:50
 
Bộ Giao thông - Vận tải chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng liên quan đến việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án BOT đầu tư Quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh TP. Phủ Lý.
Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ hoàn vốn cho Dự án tuyến tránh Phủ Lý
Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ hoàn vốn cho Dự án tuyến tránh Phủ Lý

Bộ Giao thông - Vận tải vừa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp hướng dẫn Bộ này thực hiện, đồng thời xem xét, có ý kiến đối với đề nghị của Công ty cổ phần FECON trong việc chuyển nhượng chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án BOT đầu tư Quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh TP. Phủ Lý cho 2 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, ông Nguyễn Nhật, điều này là cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật và Hợp đồng Dự án đã ký trong việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng Dự án, đặc biệt là chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài.

Trước đó, Bộ Giao thông - Vận tải cùng nhà đầu tư (là Liên danh Công ty cổ phần FECON + Công ty cổ phần xây dựng (COTEC) + Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1 - Công ty CP) và doanh nghiệp dự án (là Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng FCC) đã ký Hợp đồng số 8/HĐ.BOT-BGTVT ngày 20/3/2015 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình QL1 đoạn tránh TP. Phủ Lý và tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km215+775÷Km235+885, tỉnh Hà Nam theo hình thức hợp đồng BOT.

Ngày 18/4/2017, Công ty cổ phần FECON (nhà đầu tư nắm giữ 40% cổ phần tại doanh nghiệp dự án) có văn bản số 161/CV-ĐT.FECON đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng Dự án cho các đơn vị khác, gồm Công ty cổ phần FECON hạ tầng (viết tắt FCI), Công ty đường cao tốc quốc tế Nhật Bản (viết tắt JEXWAY) và Công ty đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (viết tắt NEXCO).

Dự án tuyến tránh Phủ Lý được đầu tư theo hình thức BOT được khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2016 và chính thức đưa vào khai thác và thu giá dịch vụ kể từ 0h ngày 24/11/2016.

Dự án BOT Phủ Lý có tổng chiều dài 43,4 km, tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu 2.046 tỷ đồng. Hiện mức thu giá sử dụng đường bộ đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng qua trạm Nam Cầu Giẽ là 25.000 đồng/vé/lượt, 750.000 đồng/vé/tháng và 2.025.000 đồng/vé/quý; xe 12 - 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 40.000 đồng/vé/lượt, 1,2 triệu đồng/vé/tháng và 3,24 triệu đồng/vé/quý…

Mức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các loại phương tiện qua Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ thấp nhất so với các trạm thu phí BOT trên toàn tuyến Quốc lộ 1 hiện nay.

Theo tính toán, giá vé của 3 loại vé lượt, vé tháng và vé quý trạm Nam Cầu Giẽ giảm tới 30% so với giá vé các trạm BOT đang thu phí trên Quốc lộ 1.

FECON xin chuyển nhượng cổ phần tại BOT Quốc lộ 1 qua Hà Nam cho đối tác Nhật
Công ty cổ phần FECON vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép chuyển nhượng vốn và quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng BOT Dự án đầu tư Quốc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư