-
Lạng Sơn thúc đẩy hợp tác, mở rộng thị trường khách du lịch từ Trung Quốc -
Việt Nam sẵn sàng hợp tác triển khai những cách làm mới để phát triển du lịch nông thôn -
Lạng Sơn thu hút khách du lịch từ văn hóa ẩm thực truyền thống -
"Gửi đi một ước nguyện, nhận lại phép nhiệm màu" mùa Giáng sinh tại hệ thống khách sạn Mường Thanh -
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41% sau 11 tháng năm 2024
Lễ hội Đền Thánh Nguyễn là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Ninh Bình, được tổ chức hằng năm, nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức của Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Ngài là một vị thiền sư tài năng, có nhiều công lao đóng góp đối với đời sống chính trị, tư tưởng văn hóa của Đại Việt thời Lý; là một trong số ít các thiền sư được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại. Đặc biệt, năm 1136, sư chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, được phong làm Quốc sư; có vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo thời Lý nói riêng và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung; được coi là ông tổ y dược và ông tổ nghề đúc đồng.
Đền Thánh Nguyễn là ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An, nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. |
Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn cho biết: Gìn giữ và phát huy giá trị tốt đẹp của lễ hội Đền Thánh Nguyễn như gìn giữ hồn cốt linh thiêng của mảnh đất Gia Viễn giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Qua đó, góp phần khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa.
Quyết định công nhận Lễ hội Đền Thánh Nguyễn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành ngày 10/12/2024, căn cứ vào Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp lý liên quan.
Lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh Báo Ninh Bình |
Việc lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ có ý nghĩa lớn đối với người dân Ninh Bình mà còn tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Lễ hội sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến với Ninh Bình, góp phần nâng cao giá trị du lịch văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bảo tồn di sản, như các chương trình nghiên cứu, giáo dục và truyền thông về giá trị của lễ hội, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện đại.
-
Ninh Bình: Lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia -
"Gửi đi một ước nguyện, nhận lại phép nhiệm màu" mùa Giáng sinh tại hệ thống khách sạn Mường Thanh -
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41% sau 11 tháng năm 2024 -
Quảng Ninh thúc đẩy hợp tác, mở rộng thị trường khách du lịch từ Trung Quốc -
Quảng Ngãi phát triển du lịch nông thôn bền vững -
Việt Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn -
Bà Nà “biến thành” miền đất diệu kỳ dịp lễ hội cuối năm
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững