Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Nối gót Alibaba, Wahaha, Aokang, Wanxiang, các doanh nghiệp Chiết Giang ồ ạt đưa hàng vào Việt Nam
Vũ Anh - 30/07/2019 15:20
 
Bằng nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp của tỉnh Chiết Giang trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, thiết bị điện, điện tử, xe đạp điện, dệt may và sản phẩm tiêu dùng đang ồ ạt vào Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc  đạt 52,4 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 16,7 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng lỳ năm 2018; nhập khẩu đạt 35,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong năm 2018, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc đạt trên 106 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2017 (Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam lập được kỷ lục hơn 100 tỷ USD).

Việt Nam hiện cũng là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 8 trên toàn cầu của Trung Quốc.

Trong kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của tỉnh Chiết Giang, thị trường ASEAN có vị trí lớn thứ 3, trong đó Việt Nam chiếm vị trí quan trọng trong việc liên kết khối kinh tế này.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của tỉnh Chiết Giang trong khu vực ASEAN. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Chiết Giang tăng 18.4%, đạt 9,39 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 20,1%, đạt 7,22 tỷ USD; nhập khẩu tăng 13,1%, đạt 2,18 tỷ USD.

Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Chiết Giang và Việt Nam đạt 7,93 tỷ USD, tăng 16%. Trong đó, xuất khẩu 6,02 tỷ USD, tăng 9,6%; nhập khẩu 1,92 tỷ USD, tăng 42,4%. 

Sự tăng trưởng này một phần do các doanh nghiệp tỉnh này liên tục tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam thông qua các hội chợ được tổ chức định kỳ mỗi năm. 

Chiết Giang là cái nôi xuất thân của các tên tuổi như: Alibaba, Wahaha, Aokang, Wanxiang…Trong khi các tên tuổi đình đám này chi hàng tỷ USD để mở rộng kinh doanh ở Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại tận dụng các cơ hội từ triển lãm, hội chơ để gia tăng độ phủ.

Điển hình Triển lãm thương mại Quốc tế Chiết Giang đã diễn ra gần một thập kỉ, liên tiếp từ năm 2011 đến nay. Theo đó, có gần 1,000 doanh nghiệp của tỉnh Chiết Giang đã phát triển các mối quan hệ thương mại, thúc đẩy nguồn vốn của tỉnh Chiết Giang vào Việt Nam giúp nâng cao kim ngạch song phương.

Năm nay triển lãm này sẽ quy tụ 106 doanh nghiệp xuất khẩu tiêu biểu của Tỉnh Chiết Giang, được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 1-3/8 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC).

Với diện tích trưng bày năm nay lên tới 4000m2 với quy mô 150 gian hàng của 106 doanh nghiệp, triển lãm chia thành 3 nhóm ngành hàng chủ đạo: Vật liệu xây dựng - trang trí nội thất; Máy móc - thiết bị điện, điện tử; Xe đạp điện và linh phụ kiện; Dệt may - Nguyên liệu và sản phẩm tiêu dùng.

Nhu cầu sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng, chính vì vậy triển lãm năm nay góp mặt những sản phẩm và doanh nghiệp hàng đầu đến từ các thành phố như: máy móc điện tử của Cù Châu và Ôn Lĩnh - Thái Châu; Xe đạp điện của Thái Châu, đồ điện gia dụng của Từ Khê - Ninh Ba; hàng gia dụng của Nghĩa Ô...

Manh nha cuộc chiến song mã Amazon - Alibaba tại Việt Nam
Một tuần sau khi Amazon tiết lộ ý định hợp tác với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), kình địch Alibaba đã quyết định bơm thêm 2...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư