Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Nới room: Còn lâu mới tới
NQS - 22/08/2014 11:35
 
Nới room, nhìn từ nền tảng pháp lý hiện hành và khả năng nới “từ bên kia biên giới” đều cho thấy, cần một thời gian đủ dài mới mong thành hiện thực.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nới room, chuyện bàn sau “cơn bão” biển Đông?
Doanh nghiệp hướng tới nới room
Thông tin nới room vẫn là “niềm hy vọng”
Vốn ngoại cắm rễ hay chỉ tạm trú ở Việt Nam?
Ủy ban Chứng khoán bác bỏ thông tin nới room
  Nới room  
  Việc tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của NĐT nước ngoài tại DN cần một thời gian đủ dài mới mong thành hiện thực  

Sáng ngày 19/8/2014, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp với các bộ, ngành thảo luận và cho ý kiến vào báo cáo rà soát, xây dựng Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và Danh mục ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) và Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 51 ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư, kinh doanh và Bộ đã đề xuất danh mục này chỉ còn 8 ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Về danh mục lĩnh vực, ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, kết quả rà soát cho thấy, toàn bộ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh được quy định tại 391 văn bản pháp luật với 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 16 bộ, ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bãi bỏ khoảng 15% ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Các bộ, ngành, thành viên Chính phủ đều nhất trí với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng có một thực tế là danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh hiện hành chưa được xác định, tập hợp và công khai hóa.

Tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất xây dựng Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời hoàn thiện quy định về vấn đề này trong Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi theo hướng Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư, kinh doanh tương ứng trước khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Liên quan đến vấn đề về tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK, từ năm 2013 đến nay, UBCK đã nhiều lần đề xuất việc nới room cho các DN niêm yết từ 49% lên mức 60% bằng một quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2014, câu chuyện nới room trên TTCK đã không được thực thi theo cách ngành chứng khoán dự liệu, bởi Chính phủ sẽ chỉ xem xét nới room trên TTCK khi danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được xác định rõ ràng.

Trong lúc chờ các bộ ngành thống nhất quan điểm, chờ Chính phủ đồng ý danh mục và chờ Quốc hội xem xét thông qua 2 dự luật quan trọng là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi, ngành chứng khoán đang tìm cách nới room theo một con đường khác, đó là nỗ lực nâng hạng TTCK Việt Nam từ mức cận biên lên mức thị trường mới nổi.

Hiện so với các tiêu chuẩn của MSCI (Morgan Stanlay Capital International) thì Việt Nam đã đạt một số tiêu chí định lượng, nhưng để được nâng hạng, MSCI còn xem xét nhiều tiêu chí khác. Tại Việt Nam, khả năng tự do chuyển đổi ngoại tệ được không; phương thức thanh toán sau giao dịch có đạt chuẩn không; có giao dịch bán khống và cho vay chứng khoán không... là những điểm MSCI xem xét, nhưng rõ ràng, Việt Nam chưa thể đạt được ngay trong năm nay.

Nới room, nhìn từ nền tảng pháp lý hiện hành và khả năng nới “từ bên kia biên giới” đều cho thấy, cần một thời gian đủ dài mới mong thành hiện thực.

Trao quyền nới room cho doanh nghiệp?

Trao quyền nới room cho doanh nghiệp?

() Đề xuất nới room cho nhà đầu tư nước ngoài của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra bàn bạc từ nhiều tháng nay, song vấn đề này hiện vẫn rất nóng, do được nhiều doanh nghiệp mổ xẻ nhằm tận dụng cơ hội từ thay đổi này.

Nới room dưới góc nhìn của nhà đầu tư lão luyện

Nới room dưới góc nhìn của nhà đầu tư lão luyện

“Nếu mở room lên 60%, 2 tuần sau lại hết room, điều gì sẽ xảy ra? Không lẽ khi đó lại xin mở nữa”, ông Andy Ho, Giám đốc Đầu tư VinaCapital bình luận về chính sách mở room cho nhà đầu tư nước ngoài mà thị trường đang kỳ vọng.

Kỳ vọng nới “room” để đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng

Kỳ vọng nới “room” để đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng

() Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài, mà ngay cả các ngân hàng TMCP  trong nước cũng kỳ vọng sớm được nới thêm “room” so với mức quy định tối đa 30% hiện nay đối với việc thu hút vốn ngoại đầu tư vào ngân hàng nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư