-
Huawei đề xuất chiến lược “4 mới” giúp nhà mạng thành công khi kinh doanh trong kỷ nguyên số thông minh -
Chặn làn sóng hàng giá rẻ qua thương mại điện tử -
Huawei: Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động -
Lợi nhuận hồi phục, VNG tăng đầu tư vào AI -
App chat và cuộc đua bảo mật cho người dùng -
Vingroup ra mắt quỹ đầu tư công nghệ VinVentures
Nhiều cổ đông của Nokia vẫn không chấp nhận “cái bắt tay” giữa Nokia và Microsoft |
Trước đó hồi tháng 9, Nokia đã chấp nhận thỏa thuận bán bộ phận thiết bị và dịch vụ doanh nghiệp của mình cho Microsoft với giá 7,36 tỷ USD (5,44 tỷ Euro) sau khi hãng lâm vào khủng hoảng trầm trọng do không tìm được chỗ đứng trên thị trường smartphone.
Thương vụ này được kỳ vọng sẽ hoàn tất vào quý I/2014 sau khi được cổ đông của công ty phê chuẩn. Sau thương vụ này, lượng tiền mặt của Nokia sẽ được tăng lên gần 8 tỷ Euro từ khoảng 2 tỷ Euro còn lại trong quý III vừa qua, qua đó sẽ có thêm tiền để chia cổ tức cho các cổ đông.
Mặc dù về cơ bản thương vụ giữa Nokia và Microsoft đã hoàn tất, tuy nhiên cuộc gặp mặt giữa các cổ đông (diễn ra vào 7 giờ tối nay theo giờ Việt Nam) diễn ra tại thủ đô Helsinki (Phần Lan) được xem là cơ hội để một số cổ đông bày tỏ sự bất mãn của họ với chiến lược của Nokia.
Việc bán đi Nokia, thương hiệu lớn nhất của Phần Lan và từng chiếm đến 4% giá trị GPD của cả nước, được xem là một cú sốc lớn của nhiều người Phần Lan. Sự phát triển và thành công của Nokia được xem là một biểu tượng cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế Phần Lan, giúp quốc gia này trở thành một cường quốc công nghệ cao.
Trong cuộc họp cổ đông gần đây nhất, nhiều cổ đông của Nokia đã giành lấy microphone để đặt câu hỏi cho chiến lược của CEO Stephen Elop, khi Elop quyết định từ bỏ nền tảng Symbian “già cỗi” của Nokia để chuyển sang sử dụng nền tảng Windows Phone còn non trẻ của Microsoft, thay vì lựa chọn Android của Google, vốn đã có chỗ đứng trên thị trường smartphone.
Ngay sau khi thương vụ của Nokia và Microsoft được công bố, CEO Stephen Elop cũng đã từ chức khỏi cương vị CEO của Nokia để chuyển sang làm việc cho Microsoft, công ty cũ của mình. Động thái này càng khiến cho nhiều cổ đông của Nokia cảm thấy bất bình.
Nhiều tờ báo tại Phần Lan đã gọi Stephen Elop là “ngựa thành Troy” được Microsoft cài vào Nokia để tiện bề thâu tóm hãng điện thoại Phần Lan. Trong khi đó nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng Elop có rất ít lựa chọn cho chiến lược phát triển của Nokia khi ông trở thành CEO của công ty này vào năm 2010. Kể từ sau khi Microsoft và Nokia đưa ra thông báo về thương vụ, giá trị cổ phiếu của Nokia đã tăng lên gấp đôi từ tháng 9, lên mức 6 Euro/cổ phiếu vào ngày hôm qua, 18/11.
Năm ngoái, cổ phiếu của Nokia đã bị mất giá xuống mức 1,33 Euro/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ năm 1994, vì những lo ngại Nokia không thể bắt kịp các đối thủ như Samsung và Apple trên thị trường smartphone cũng như đang mất dần thị phần điện thoại di động phổ thông vào tay các đối thủ khác. Cũng trong năm 2012, Samsung đã vượt mặt Nokia để trở thành hãng sản xuất điện thoại di động (cả điện thoại phổ thông lẫn smartphone) lớn nhất thế giới.
Sau khi bán đi bộ phận thiết bị di động và dịch vụ, doanh thu của Nokia chủ yếu đến từ bộ phận kinh doanh thiết bị viễn thông Nokia Services and Networks (NSN), các phần mềm định hướng và từ việc bán các bản quyền công nghệ mà Nokia đang nắm giữ.
T.Thuỷ (Dân trí)
-
iPhone vẫn là trụ cột doanh thu của Apple: Kỷ lục mới và chiến lược tương lai -
Huawei: 5.5G sẽ là chìa khóa để giải phóng tiềm năng của AI di động -
Viettel đã có 3 triệu người dùng 5G -
Hơn 25% code mới của Google được tạo ra bởi AI -
Huawei: Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động -
Lợi nhuận hồi phục, VNG tăng đầu tư vào AI -
App chat và cuộc đua bảo mật cho người dùng
-
1 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
2 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
3 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
4 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ -
5 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Cân nhắc kỹ lưỡng phạm vi thí điểm
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon