-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Ảnh Internet |
Giá quảng cáo tăng vọt
Ngày 31/10, trước thời điểm World Cup 2022 khai mạc 3 tuần, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVAd) công bố đơn giá quảng cáo trong các chương trình thuộc FIFA World Cup 2022 trên kênh VTV. Mức giá này cao chưa từng có so với các kỳ World Cup trước.
Mức cao nhất thuộc về các slot quảng cáo trong trận chung kết: 400 triệu đồng cho 10 giây, 480 triệu đồng cho 15 giây, 600 triệu đồng cho 20 giây và 800 triệu đồng cho 30 giây. Như vậy, mỗi phút quảng cáo ở trận chung kết sẽ mang lại cho VTV 1,6- 2,4 tỷ đồng.
Trước đó, mức giá quảng cáo cho trận chung kết World Cup 2018 có giá “mềm” hơn nhiều, với 250 triệu đồng cho 10 giây, 300 triệu đồng cho 15 giây, 375 triệu đồng cho 20 giây và 500 triệu đồng cho 30 giây.
Ngoài ra, phần bình luận và Lễ bế mạc World Cup 2022 cũng có giá bán cao với mức từ 375 triệu đồng đến 750 triệu đồng cho các thời lượng từ 10 giây và 30 giây. Con số này tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2018.
Tuy nhiên, các trận đấu vòng bảng có mức giá quảng cáo giữ nguyên so với năm 2018. Theo đó, giá quảng cáo cho 10 giây là 100 triệu đồng, 15 giây là 120 triệu đồng, 20 giây là 150 triệu đồng và 30 giây là 200 triệu đồng.
Còn Lễ khai mạc World Cup có mức giá rẻ hơn, với 75 triệu đồng cho 10 giây và 150 triệu đồng cho 30 giây.
Giá quảng cáo ở vòng 16 đội tăng nhẹ so với năm 2018, ở mức 150 triệu đồng cho 10 giây và 300 triệu đồng cho 30 giây, tăng 25 - 50 triệu đồng so với năm 2018.
Vào đến vòng tứ kết, giá bán quảng cáo lần lượt là 200 triệu đồng, 240 triệu đồng, 300 triệu đồng, 400 triệu đồng cho 10 giây, 15 giây, 20 giây và 30 giây. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi phút quảng cáo ở vòng tứ kết, VTV sẽ thu về từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng.
Vòng bán kết, với 10 giây quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải trả 300 triệu đồng và cao nhất là 600 triệu đồng cho 30 giây.
Việc tăng giá quảng cáo World Cup 2022 trên sóng VTV được giới chuyên môn dự báo trước, bởi giá bản quyền phát sóng World Cup 2018 khoảng 12 triệu USD, còn ở kỳ World Cup 2022 là khoảng 15 triệu USD. Năm 2018, trong 12 triệu USD thì VTV có thể chỉ chi không quá 2 triệu USD, khoản còn lại do các doanh nghiệp hỗ trợ. Nhưng tiền mua bản quyền mới chỉ là một phần của chi phí, các doanh nghiệp còn phải trả thêm tiền phí truyền dẫn vệ tinh của Qatar, ước tính chiếm khoảng 20% phí bản quyền (khoảng 3 triệu USD).
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất các chương trình kèm theo bản quyền như bình luận trước, trong sau trận đấu; thông tin bên lề World Cup; cử các đoàn phóng viên trực tiếp sang Qatar phản ánh… có thể lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng, tùy vào mức độ đầu tư của nhà đài.
Không dễ bán quảng cáo
Theo thông lệ, sau khi TVAd công bố đơn giá quảng cáo World Cup 2022, các doanh nghiệp trung gian (Agency) sẽ chào mời, bán hàng tới các nhãn hàng có nhu cầu quảng cáo. Các Agency này có thể sẽ được VTV chiết khấu 30 - 40% giá quảng cáo.
Như vậy là con số thực nhận của VTV sau khi chiết khấu cho trung gian, trừ thêm thuế và chi phí sản xuất sẽ không còn nhiều.
Ở kỳ World Cup 2014 trở về trước, khi VTV tự mua bản quyền với giá thấp thì lãi lớn, nhưng đến World Cup 2018, khi có giá 12 triệu USD, VTV đã tính toán nếu mua sẽ lỗ 90%.
“Ở các giải bóng đá lớn trên thế giới như Euro và World Cup, VTV mua bản quyền đều không bù được chi phí bỏ ra, lỗ khoảng 40-50%. Còn nhớ World Cup 2018, chúng tôi ước tính với con số giá được chấp nhận từ phía đối tác thì sẽ lỗ 90%”, lãnh đạo VTV nói.
Từ World Cup 2018 đến nay, VTV chưa từng công bố việc lời lỗ từ kinh doanh quảng cáo nên rất khó để biết được doanh thu, lợi nhuận như thế nào. Tuy nhiên, gánh nặng lớn nhất của VTV đã được 6 nhà tài trợ chia sẻ với hơn 300 tỷ đồng. VTV sẽ bù vào phần nhỏ và các chi phí sản xuất chương trình.
“Để bán được quảng cáo trong bối cảnh kinh tế suy thoái, doanh nghiệp khó khăn là điều không dễ dàng”, lãnh đạo một nhà đài lớn cho biết.
Quả bóng đang ở trong chân VTV, khung thành thì bỏ ngỏ, nhưng hậu vệ vẫn còn xung quanh. VTV có ghi bàn, mang về lợi nhuận hay không thì phút 89 mới rõ.
-
Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad cũ -
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam