Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 01 năm 2025,
Nông nghiệp ĐBSCL mang lại giá trị 6,8 tỷ USD cho ngành bảo hiểm chỉ số
Gia Hân - 29/05/2024 18:53
 
Con số này xuất phát từ nghiên cứu của Công ty công nghệ bảo hiểm Hillridge (Australia ) và được công bố tại sự kiện “Báo cáo nghiên cứu: Nông nghiệp chống chịu thời tiết ở ĐBSCL.
Lúa gạo là ngành trọng điểm đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: GH

Bảo hiểm chỉ số được hiểu là hợp đồng bảo hiểm giữa người nông dân, doanh nghiệp từ cá nhân đến tổ chức canh tác lĩnh vực này. Nhằm mục đích bảo vệ họ chống lại điều kiện thời tiết không chắc chắn. Các quyền lợi bảo hiểm sẽ được kích hoạt tự động dựa trên các chỉ số thời tiết cụ thể như mức lượng mưa, nhiệt độ, tốc độ gió hoặc các sự kiện liên quan đến thời tiết có thể đo lường được khác thông qua thiết bị, ứng dụng công nghệ.

Phát biểu tại sự kiện, ông Dale Schilling, người sáng lập và là Giám đốc Hillridge nhận định ĐBSCL là khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam nhưng đang đối mặt với rủi ro khí hậu nghiêm trọng, bao gồm mưa thất thường, nhiệt độ cao, bão và hạn hán. Vì vậy sản phẩm bảo hiểm chỉ số  rất phù hợp để giảm thiểu các rủi ro khí hậu này thông qua kích hoạt hệ thống tự động chi trả, khi các chỉ số về lượng mưa hay nhiệt độ vượt ngưỡng, mà không phải mất thời gian đánh giá thiệt hại. Cách thức này cho phép nông dân và người nuôi trồng thủy sản được đền bù để phục hồi sản xuất ngay sau thiên tai.

“Lúa gạo, xoài, sầu riêng và tôm là những mặt hàng dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Vậy nên nhóm này là phù hợp nhất với bảo hiểm chỉ số”, ông Dale Schilling nêu.

Là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc đưa người nông dân với các dự án nông nghiệp tiếp cận với bảo hiểm chỉ số, ông Dale Schilling phân tích, với loại hình bảo hiểm nông nghiệp truyền thống, người nông dân khi vụ mùa có sự tác động bởi khí hậu, thiên tai sẽ phải tốn rất nhiều chi phí cũng như thời gian để xác minh, đánh giá mức độ thiệt hại để được đền bù. Còn với bảo hiểm chỉ số hiện nay với việc ứng dụng hoàn toàn bằng công nghệ, kỹ thuật số rút ngắn thời gian cũng như chi phí này đồng thời mức bảo hiểm ký kết cũng ở mức độ thấp, dễ cho người nông dân canh tác nhỏ, lẻ tiếp cận.

“Ví dụ Hillridge là công ty cung cấp ứng dụng công nghệ sẽ cung cấp một ứng dụng đơn giản, tích hợp trên điện thoại thông minh mà người dân khi ký hợp đồng với công ty bảo hiểm như MSIG Việt Nam sẽ được giao dịch trực tiếp và điều hành, theo dõi qua điện thoại. Nếu yếu tố bất lợi về thời tiết xảy ra. Khi các ngưỡng cài đặt sẵn thông báo thì công ty sẽ thực hiện chi trả đền bù thiệt hại cho phía nông dân”, người sáng lập Hillridge dẫn chứng.

Ông Dale Schilling trả lời phỏng vấn bên lề sự kiện công bố "Báo cáo nghiên cứu: Nông nghiệp chống chịu thời tiết ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” ngày 28/5 được tổ chức bởi Công ty Hillridge hợp tác với MSIG Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia. Ảnh: Gia Hân

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Dale Schilling cho biết đây là hình thức bảo hiểm mới mẽ tại Việt Nam, hiện nay, ứng dụng của công ty này thông qua hợp tác với MSIG Việt Nam đã kết nối giao dịch thành công với một chủ hộ trồng cà phê tại Tây Nguyên với mức phí bảo hiểm 65 USD/ hợp đồng cho diện tích 1 ha cà phê.

Đây cũng là mức bảo hiểm tối thiểu mà người dân có thể ký kế. Và tối đa chủ hợp đồng sẽ được chi trả mức đền bù thiệt hại lên tới 1.000 USD và thậm chí có thể cao hơn nếu mức độ thiệt hại trầm trọng.

Báo cáo từ đơn vị này cũng chỉ rõ khoảng 40% tổng giá trị sản xuất của ĐBSCL có thể được bảo vệ bằng bảo hiểm chỉ số. Dù xuất hiện còn mới mẽ với tỷ lệ bao phủ hiện tại còn thấp nhưng đại diện Hillridge nhận định bảo hiểm chỉ số có tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong tương lai.

“Ở các quốc gia như Mỹ, Australia hiện có tới 70% nông dân có mua bảo hiểm chỉ số và được bảo hộ, giảm thiểu rủi ro qua hình thức này. Tôi hy vọng trong số 6,8 tỷ USD tại ĐBSCL cũng sẽ có khoảng 70% giá trị nông nghiệp được bảo vệ bởi bảo hiểm chỉ số. Qua đây cũng cho thấy sự cần thiết về hỗ trợ của chính quyền để khai thác triệt để tiềm năng này”, ông Dale Schilling kỳ vọng.

Là doanh nghiệp có kinh nghiệm hàng chục năm tại Việt Nam và đi đầu trong lĩnh vực bảo hiểm chỉ số. MSIG Việt Nam, công ty con của Công ty TNHH Bảo hiểm Mitsui Sumitomo thuộc Tập đoàn Bảo hiểm MS&AD (100% vốn Nhật Bản), bà Nguyễn Lan Phương, Phó Tổng Giám đốc MSIG Việt Nam cho biết tại sứ mệnh của MSIG tại Việt Nam là hỗ trợ nông nghiệp và nông dân.

“Thông qua hợp tác với Hillridge và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) cho phép chúng tôi là những đơn vị tiên phong trong cung cấp các giải pháp đổi mới như bảo hiểm chỉ số cho nông dân ĐBSCL, mang lại cho họ sự an toàn tài chính cần thiết trước những hiện tượng thời tiết cực đoan khó lường”, bà Phương nói.

Đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp với địa bàn rộng hơn
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư