
-
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Tập đoàn FPT vừa công bố, 6 tháng đầu năm 2022 đạt doanh thu 19.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.637 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,2% và 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, FPT tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng 2 con số và còn tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Có được kết quả này là nhờ nhu cầu gia tăng trong mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn thông.
Ký mới 13 dự án lớn với trị giá trên 5 triệu USD/dự án
Báo cáo kết quả kinh doanh của FPT cho biết, Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn, tương đương 11.252 tỷ đồng và 1.625 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài đạt 8.622 tỷ đồng, tăng 29%; lợi nhuận trước thuế đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2021.
![]() |
6 tháng đầu năm, FPT đạt doanh thu 9.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.637 tỷ đồng |
Đáng chú ý, FPT cho biết, doanh thu của Tập đoàn tăng trưởng tại mọi thị trường, đặc biệt tại Mỹ (tăng 48,4%) và châu Á - Thái Bình Dương (tăng 55,5%). Thị trường Nhật cũng chứng kiến sự hồi phục tốt với mức tăng trưởng theo đồng yên Nhật đạt 18%.
Doanh thu chuyển đổi số đạt 3.484 tỷ đồng, tăng trưởng 64,6% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy nhu cầu không ngừng gia tăng trên thị trường, đồng thời cũng khẳng định năng lực cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hiệu quả, toàn diện của FPT.
Đặc biệt, mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu ký mới đạt 11.681 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ, trong đó, FPT ghi nhận tới 13 đơn hàng lớn, với quy mô trên 5 triệu USD/dự án. Con số này sẽ tạo động lực tăng trưởng vững chắc cho nửa cuối năm 2022.
Trong khi đó, mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 2.630 tỷ đồng và 263 tỷ đồng. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made-by-FPT mang lại 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 51,6% so với cùng kỳ.
Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode; có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất… Đây chính là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của FPT trong dài hạn.
Dịch vụ viễn thông: Tăng trưởng biên lợi nhuận từ PayTV
Trong khi đó, với Khối viễn thông, FPT cho biết, doanh thu của khối này đã tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.077 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40%, đạt 1.445 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15%, đạt 6.727 tỷ đồng.
Theo FPT, biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông được mở rộng từ 18,3% lên 19,2% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.
Cùng với đó, nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 42% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.935 tỷ đồng.
![]() |
FPT vừa ký thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với tỉnh Hậu Giang |
Ngoài việc đạt kết quả kinh doanh ấn tượng, 6 tháng đầu năm 2022 cũng đã ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật của FPT. Chẳng hạn, khai trương văn phòng mới tại New York, với mục tiêu mở rộng cơ hội phát triển, đưa Mỹ trở thành thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài; khởi công xây dựng Tổ hợp giáo dục FPT UniSchool Hà Nam với quy mô đào tạo 10.000 người học.
Đặc biệt, kể từ đầu năm tới nay, Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với 9 tỉnh, thành phố, bao gồm Bến Tre, Đắk Lắk, Hà Nam, Hưng Yên, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng và Hậu Giang; nâng tổng số tỉnh, thành đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số lên 20.
-
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC -
Vietnam Airlines đặt mục tiêu 116.715 tỷ đồng doanh thu, 5.119 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2025
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh