-
OMODA C5 chào giá từ 589 triệu đồng -
Hưng Thịnh Phát khai trương đại lý Skoda Thái Bình -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024
Các doanh nghiệp ô tô đẩy mạnh đầu tư để đạt tỷ lệ nội địa hóa vào năm 2018 |
Cửa đã mở, cần bước qua rào cản
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải vừa khởi công Dự án sản xuất, lắp ráp 100.000 xe Mazda/năm với số vốn 500 triệu USD, tại Khu công nghiệp Chu Lai (Quảng Nam), với sự chuyển giao công nghệ từ Mazda. Giai đoạn 1, sản xuất 50.000 xe, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2018.
Tương tự, Tập đoàn Thành Công, hợp tác với Hyundai (Hàn Quốc) đã xúc tiến đầu tư một nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới tại Gia Viễn (Ninh Bình), công suất 120.000 xe/năm, tổng vốn 500 triệu USD. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2019.
Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Hyundai Thành Công, cho biết, sẽ đầu tư một dây chuyền dập chi tiết thân vỏ xe từ thép tấm, đồng thời sản xuất một số linh kiện khác, dưới sự chuyển giao công nghệ của Hyundai Hàn Quốc.
Hiện tỷ lệ nội địa hóa ô tô của Hyundai Thành Công đạt 19%. Khi sản xuất được toàn bộ thân vỏ xe cùng một số linh kiện, sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa lên trên 40%. Như vậy, sẽ mở ra hướng xuất khẩu ô tô sang thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan 0%.
Dự kiến, nhà máy ô tô mới sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2019. Tất cả xe Hyundai sản xuất tại đây sẽ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây cũng là mục tiêu của Hyundai Hàn Quốc, biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất ô tô Hyundai tại Đông Nam Á.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty ô tô Trường Hải, cũng cho hay, nhà máy Mazda tại Chu Lai sẽ có xưởng sản xuất thân vỏ xe. Hiện Mazda có tỷ lệ nội địa hóa là 18%, khi sản xuất được thân vỏ xe cùng một số linh kiện khác, con số này sẽ được nâng lên trên 40%. Ngoài Lào, xe made in Vietnam lắp ráp tại nhà máy Chu Lai tới đây sẽ được xuất khẩu sang Myanmar, Campuchia, Philippines,...
Với xe Kia cũng tương tự. Trong khi nhà máy Kia tại Malaysia sản xuất lắp ráp xe tay lái nghịch thì nhà máy Kia tại Chu Lai sản xuất lắp ráp xe tay lái thuận, tiêu thụ tại Việt Nam và hướng tới xuất khẩu sang các nước sử dụng tay lái thuận tại Đông Nam Á. Như vậy, thị trường của xe Kia thời gian tới sẽ không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã có kế hoạch xuất khẩu.
Giấc mơ xa xôi
Theo ông Đức, không doanh nghiệp nào đầu tư vào sản xuất ô tô lại chỉ tập trung vào mỗi thị trường nội địa. Phải hướng tới xuất khẩu để mở rộng ra thị trường bên ngoài, qua đó tăng sản lượng, tối đa hóa chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất linh kiện, tăng nội địa hóa,...
Ưu đãi thuế quan 0% với ô tô trong khu vực ASEAN là cơ hội lớn, vì vậy bắt buộc phải đầu tư để đạt được tỷ lệ nội địa hóa 40% và hướng tới xuất khẩu.
Hyundai Thành Công và Trường Hải đã có liên kết để sản xuất linh kiện theo hướng chuyên môn hóa. Do xe Kia và Hyundai có nhiều linh kiện sử dụng chung, vì vậy, những gì Hyundai Thành Công đầu tư thì Trường Hải sẽ không đầu tư và ngược lại. Từ đó cung cấp cho nhau, vừa giúp tăng sản lượng, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, lại tiết kiệm chi phí đầu tư.
Tới 2018, khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô về 0%, xe nhập sẽ rẻ hơn xe sản xuất lắp ráp trong nước. “Chúng tôi đã tính toán kỹ, các dự án ô tô sẽ đi theo hướng nội địa hóa các chi tiết cồng kềnh, tốn kém chi phí vận chuyển, sử dụng nhiều nhân công như thân vỏ xe, ghế ngồi, các chi tiết nhựa,... vốn là lợi thế ở Việt Nam. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, chắc chắn giá ô tô bán ra sẽ rẻ hơn hiện nay nhiều”, ông Đức nhận xét.
Các doanh nghiệp cũng cho biết, sau khi khảo sát thị trường một số nước như Myanmar, Campuchia... cho thấy, người dân tại đây có thu nhập thấp, rất cần xe giá rẻ và khá dễ tính trong việc mua xe. Những mẫu ô tô nhỏ, giá rẻ hoàn toàn có thể tiêu thụ tốt tại đây. Với thuế nhập khẩu giảm về 0% là điều kiện tốt để những mẫu xe nhỏ, sản xuất tại Việt Nam thâm nhập thị trường.
Để có thể xuất khẩu ô tô sau năm 2018, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, chuẩn bị hạ tầng bán hàng và dịch vụ hậu mãi.
Nhà nước, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu ô tô, để hỗ trợ cạnh tranh với xe giá rẻ sản xuất từ các nước Thái Lan, Indonesia,... đổ vào - ông Đức nói.
-
Hưng Thịnh Phát khai trương đại lý Skoda Thái Bình -
Hướng dẫn thực hiện Nghị định thư với Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ -
Đến năm 2035, Hà Nội sẽ sử dụng 100% xe buýt xanh -
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc điện -
Dat Bike chơi lớn, mang công nghệ xe bốn bánh trang bị cho bộ ba Quantum S-Series -
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử