
-
Tín dụng sẽ tăng dần trong các quý tới
-
ĐHĐCĐ NCB: Tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 19.000 tỷ đồng năm 2025
-
Thêm tuần xô đổ kỷ lục, vàng tiến gần mốc 101 triệu đồng/lượng
-
Ngân hàng khởi động mùa đại hội cổ đông; Hòn than bất động sản lại nóng
-
Giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp của TPBank được The Asian Banker đánh giá cao -
ĐHĐCĐ Nam A Bank: Chia cổ tức 25%, mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với tổng thu thuần đạt 6.851 tỷ, trong đó thu thuần từ lãi đạt 5.952 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Đây là điểm sáng trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng cao cùng những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn hiện hữu.
Đáng chú ý, OCB ghi nhận thu thuần từ dịch vụ tăng dần qua các quý, đặc biệt trong quý 3 tăng 32,4% lên mức 199 tỷ đồng nhờ hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ. Đây là chiến lược luôn được ngân hàng đặc biệt ưu tiên nhằm tạo sự khác biệt trên thị trường. Cụ thể, chỉ sau 4 tháng ra mắt ứng dụng OCB OMNI thế hệ mới, tính đến 30/9/2024, số lượng giao dịch trên nền tảng này đã tăng 71% so với cùng kỳ, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 26% và tiền gửi có kỳ hạn (eSaving) tăng 37%.
Mảng kinh doanh thẻ cũng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh số giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế tăng 20% và thu thuần tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, số lượng phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế của Quý 3/2024 tăng 34% so với Quý 2/2024. Thu dịch vụ tư vấn và phí bảo hiểm cũng duy trì mức tăng trưởng tốt.
![]() |
OCB ghi nhận thu thuần từ dịch vụ trong quý 3 tăng 32,4% lên mức 199 tỷ đồng nhờ hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ |
Thu thuần ngoài lãi của OCB ghi nhận giảm 39,5% trong 9 tháng. Trong đó thu thuần từ kinh doanh ngoại tệ tăng khá tích cực trong bối cảnh tình hình tỷ giá dần ổn định trở lại, đạt mức 289 tỷ; tuy nhiên thu thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, cụ thể là trái phiếu Chính phủ, ghi nhận giảm do điều kiện thị trường không thuận lợi.
OCB đang tiến hành thực hiện tái cơ cấu danh mục trái phiếu nhân cơ hội lãi suất đang cao, từ đó hoạt động này được kỳ vọng sẽ giúp thu thuần ngoài lãi của ngân hàng trong giai đoạn tới sẽ có những biến chuyển tích cực.
Trong 9 tháng đầu năm, OCB ưu tiên bổ sung nguồn lực nhân sự, số lượng nhân viên tăng 11%, đồng thời thu nhập trung bình tăng lên 10%, ở mức 28.5 triệu/ tháng so với cùng kỳ.
Bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh, phát triển công nghệ, OCB còn đầu tư, mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Cụ thể, ngân hàng đã khai trương mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch, thực hiện di dời 20 đơn vị đến các vị trí, tuyến đường, trung tâm của địa phương, xây dựng không gian giao dịch theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại, đẳng cấp, nâng tổng điểm giao dịch của OCB lên 176, tại 48 tỉnh thành kinh tế trọng điểm.
Đại diện lãnh đạo OCB cho biết, trong giai đoạn hiện nay còn rất nhiều thách thức, khó khăn, chúng tôi vẫn chú trọng việc phát triển, củng cố đội ngũ nguồn nhân sự chất lượng cao, đầu tư công nghệ cũng như đẩy mạnh quy mô hoạt động, tăng cường độ phủ về thương hiệu, nhằm tạo đà phát triển bền vững và thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn sắp tới.
Tính đến 30/9/2024, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.553 tỷ đồng. Những chiến lược bài bản, linh hoạt với từng điều kiện kinh tế vĩ mô đã đưa tổng tài sản của OCB đạt 265.502 tỷ đồng, tăng 10,6% so với thời điểm cuối năm 2023. Huy động thị trường 1 đạt 176.287 tỷ đồng, hồi phục tích cực nhờ OCB cơ cấu lại cấu trúc huy động nhằm tối ưu hóa chi phí. Tiền gửi khách hàng duy trì kết quả khả quan ở mức 136.535 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối năm 2023.
Đặc biệt, OCB ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng thị trường 1 ở mức 10,4% trong 9 tháng đầu năm 2024, cao hơn trung bình ngành. Trong đó, dư nợ tín dụng tập trung, tăng mạnh tại hai phân khúc chiến lược khách hàng cá nhân (RB) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), với mức tăng lần lượt 6,9% và 25,9%. OCB cũng duy trì bảng cân đối tài sản lành mạnh với tỷ lệ nợ xấu tuân thủ quy định của NHNN nhờ các giải pháp và nỗ lực của ngân hàng trong việc quản lý chất lượng tài sản, chủ động đưa ra phương án xử lý đối với khoản vay có vấn đề, đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm rủi ro trong giai đoạn khó khăn.
Nhất là sau cơn bão Yagi, để kịp thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, OCB xem xét đưa ra nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, tùy mức độ thiệt hại của từng khách hàng. Chi phí dự phòng lũy kế 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận tăng 773 tỷ so với cùng kỳ, nhằm tăng bộ đệm, đảm bảo hoạt động của ngân hàng trước thực trạng nợ xấu vẫn có xu hướng đi lên bởi ảnh hưởng chung của thị trường.
Trong giai đoạn sắp tới, với định hướng thúc đẩy hỗ trợ khách hàng SME theo chủ trương chính phủ, hướng đến phát triển bền vững, OCB không chỉ cung cấp sản phẩm riêng lẻ đơn thuần, mà sẽ tập trung cung cấp gói giải pháp tài chính toàn diện từ khoản vay, các sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền đến hoạt động kết nối hệ sinh thái số và tư vấn cho doanh nghiệp.
Đồng hành, hỗ trợ cùng các khách hàng từ giai đoạn start-up đến khi trở thành doanh nghiệp lớn. OCB kỳ vọng với chiến lược này, những doanh nghiệp start-up sẽ trở thành khách hàng, đối tác lâu dài của ngân hàng. OCB đang đẩy mạnh về Open Banking nói chung và Open API nói riêng, với hơn 150 API sẵn sàng tích hợp.
Hiện tại, OCB đang đẩy mạnh về Open Banking nói chung và Open API nói riêng, tự hào là một trong những ngân hàng dẫn đầu thị trường về triển khai Open API và mô hình Open Banking. Với hơn 150 API sẵn sàng tích hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đối tác từ nhiều ngành nghề. Các sản phẩm, dịch vụ Open API đáp ứng nhu cầu cho tất cả phân khúc khách hàng doanh nghiệp liên ngành nghề với hiệu suất xử lý mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, OCB sẽ tiến hành xây dựng trung tâm phân tích dữ liệu, sử dụng các thuật toán và công nghệ tiên tiến để phân tích các bộ dữ liệu trong Big data, chủ động phân tích chi tiết về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, có sự hiểu biết toàn diện về khách hàng của mình, cho phép ngân hàng xây dựng, điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ theo sở thích cá nhân.
Điều này cũng cho phép ngân hàng thực hiện các chiến dịch tiếp thị có mục tiêu, đề xuất sản phẩm tùy chỉnh và trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa nhằm nâng cao sự hài lòng của người dùng. Với nguồn lực, nền tảng nội lực vững chắc, cùng các chiến lược mới như phát triển hệ sinh thái, đẩy mạnh Open Banking sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng lớn cho ngân hàng, chúng tôi chắc chắn sẽ tạo nên nhiều khác biệt trong thời gian tới, đại diện lãnh đạo OCB nhấn mạnh.

-
Giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp của TPBank được The Asian Banker đánh giá cao -
ĐHĐCĐ Nam A Bank: Chia cổ tức 25%, mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng -
BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt -
Vàng lập đỉnh lịch sử, giá vàng SJC lên trên mốc 100 triệu đồng/lượng -
Nhiều yếu tố hỗ trợ cổ phiếu “vua” -
Quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền -
Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ: VIB đang tìm kiếm đối tác ngoại sau khi CBA thoái vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh