-
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới
Mô hình du lịch cộng đồng tại gia đình bà Hoàng Thị Phượng (xã Nghĩa An, Nghĩa Lộ, Yên Bái) mỗi năm giải quyết việc làm cho 15 - 20 lao động với mức thu nhập ổn định 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. |
Hiệu quả phát triển kinh tế
Trao đổi với lãnh đạo các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong khuôn khổ Hội thảo Phát triển du lịch cộng đồng theo Bộ tiêu chí Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tổ chức tại Hậu Giang mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, sau gần 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã góp phần kết nối cung cầu, giao thương của các hộ gia đình, hợp tác xã trong tỉnh với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước. Từ đó, các nhà sản xuất và nhà phân phối, tiêu thụ có điều kiện gặp gỡ, chia sẻ, kết nối để mở rộng sản xuất, phát triển thị trường, giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung ứng ổn định trên thị trường và những mặt hàng, đối tác tiềm năng phù hợp.
Bên cạnh đó, ông Thanh đánh giá, tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề của tỉnh Hậu Giang gắn với Chương trình OCOP đã được phát huy. Cùng với đó, vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP cũng được nâng cao một bước.
“Nhiều mô hình du lịch cộng đồng của tỉnh Hậu Giang đang thu hút du khách tham quan và trải nghiệm, như: Khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng, vùng du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc, vườn dâu Thiên Ân, khu trải nghiệm làm nông dân “miệt ngàn”, trang trại sữa dê Ngọc Đào... Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, giúp du lịch cộng đồng của tỉnh Hậu Giang có những bước đi phù hợp và phát triển”, ông Thanh chia sẻ.
Dẫn chứng những mô hình phát triển du lịch nông thôn thành công, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế và xã hội trong thời gian qua, bà Ngô Thị Thu Trang, giảng viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) nhận định, du lịch nông thôn sẽ là xu hướng phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Bởi, nước ta là nước nông nghiệp, hơn 60% dân số sống ở nông thôn, cùng với truyền thống văn hóa, lịch sử gắn với sản xuất nông nghiệp là chủ đạo…
“Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP trong bối cảnh hiện nay là một trong những xu hướng phát triển nông thôn, góp phần gia tăng giá trị cho cộng đồng địa phương. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Làng văn hóa du lịch Sa Đéc (Đồng Tháp) và Làng văn hóa du lịch Chợ Lách (Bến Tre) là minh họa cụ thể của mô hình du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP”, bà Trang nhấn mạnh.
Thay đổi nhận thức cộng đồng
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho biết, Chương trình OCOP quốc gia sau 3 năm triển khai tại Yên Bái đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
“Chương trình đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là người dân tại những vùng xa trung tâm đô thị, vùng đặc biệt khó khăn. Tại huyện Trấn Yên, bao đời nay, người dân chỉ quen với việc khai thác rừng tự nhiên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác hoa màu. Nhưng giờ đây, với việc hợp tác trồng và chế biến tinh dầu cùng các sản phẩm từ quế với Công ty Quế - Hồi Việt Nam, người dân đã thay đổi tập quán canh tác”, ông Đỗ Đức Duy chia sẻ.
Thay vì khai thác rừng, người dân Trấn Yên đã biết tận dụng và sống tốt dưới tán rừng; thay vì phun thuốc bảo vệ thực vật, họ đã biết sử dụng các loại chế phẩm sinh học, trồng và chăm sóc quế theo tiêu chuẩn hữu cơ để bán sản phẩm với giá thành cao hơn. Các sản phẩm miến rong, gạo nếp, cá hồi, thịt hun khói… gắn với các địa danh như Văn Yên, Tú Lệ, Mù Cang Chải của Yên Bái được người tiêu dùng cả nước ngày càng ưa chuộng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Chương trình OCOP quốc gia đã có 1.573 chủ thể tham gia, trong đó có 36,8% là các hợp tác xã; 30,3% là doanh nghiệp và 31,1% là các cơ sở/hộ sản xuất, còn lại là các tổ hợp tác. Đặc biệt, hiện cả nước có 18 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận OCOP, trong đó nhiều nhất là miền núi phía Bắc với 7 sản phẩm, Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 2 với 5 sản phẩm của 3 tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng và Vĩnh Long.
Gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp nông thôn, phát triển du lịch cộng đồng với Bộ tiêu chí Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đang cho thấy tính hiệu quả và bền vững trong phát triển kinh tế tại nhiều địa phương trong cả nước.
-
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính -
Xác định tên bộ mới khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up