-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Nhiều ý kiến được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 nhằm “hiến kế” củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam Ảnh: Duy Linh |
“Có vĩ mô là có tất”
“Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” là chủ đề của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 vừa diễn ra với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự tham gia của hàng trăm chuyên gia, doanh nhân, đại biểu Quốc hội.
Chỉ nhìn vào chủ đề của Diễn đàn năm nay, rồi nhìn lại chủ đề của Diễn đàn năm 2021 (Phục hồi và phát triển bền vững) cũng có thể nhận thấy ngay sự ưu tiên trong quan tâm của cơ quan lập pháp trong bối cảnh hiện nay: củng cố nền tảng vĩ mô.
Thông điệp đó, cả trong phát biểu khai mạc và bế mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đều nhấn mạnh.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, “vạn biến” của kinh tế thế giới được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điểm qua là tăng trưởng kinh tế tại nhiều nước chậm lại; chuỗi cung ứng và thương mại quốc tế suy giảm, lạm phát tăng mạnh do giá cả hàng hóa, năng lượng, lương thực vẫn đang ở mức cao; ngân hàng trung ương nhiều nước phải liên tiếp tăng lãi suất...
“Bất biến” là kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ với nhiều điểm sáng.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, trong tham luận tại Diễn đàn nhận định, thời điểm đầu năm 2022, khó khăn chồng chất khó khăn. Lạm phát cao tại nhiều nền kinh tế lớn (như Mỹ, châu Âu...); chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng tiếp tục bị đứt gãy sau khi đã rất trầm trọng trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu; chính sách tài khóa, tiền tệ được nhiều nền kinh tế điều chỉnh theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã tác động không nhỏ tới phục hồi và tăng trưởng kinh tế, thậm chí, một số nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái.
Ở trong nước, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, nền kinh tế có bước phục hồi tích cực ngay từ đầu năm 2022. Theo nhiều dự báo khác nhau, nếu tiếp tục duy trì đà phấn đấu và bối cảnh thuận lợi, khả năng tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt cao hơn mục tiêu đã đề ra, đạt khoảng 7%.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh: “Đáng chú ý là Việt Nam giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh tác động mạnh của diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, lạm phát, giá cả, thương mại thế giới”.
“Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 2,58%, tương đương các năm 2018 - 2021; thu ngân sách nhà nước ước đạt 85,6% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 3,96 tỷ USD”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương điểm qua những con số đáng chú ý.
Không có vị chuyên gia nào, cả trong và ngoài nước, “phản biện” nhận định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang giữ được sự ổn định, mà chỉ phân tích làm sâu sắc thêm sự ổn định đó.
Với cơ sở là vị thế tài khóa của Việt Nam tương đối tốt, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, trong khi phần lớn các quốc gia phải hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát, thì Việt Nam có đầy đủ cơ sở để lựa chọn theo đuổi cùng lúc 2 mục tiêu “củng cố nền tảng vĩ mô”, “thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”. Thời gian tới, dù có thách thức hơn nữa, thì Việt Nam vẫn có thể lựa chọn cả hai mục tiêu này.
GS. Andreas Hauskrecht (Đại học Indiana, Mỹ) cũng ghi nhận lạm phát của Việt Nam được kiểm soát, nhất là lạm phát cơ bản duy trì ở mức thấp. Khuyến nghị mà GS. Andreas dành cho Việt Nam là tiếp tục coi ổn định kinh tế vĩ mô là chính sách chủ đạo trong giai đoạn này; không nên giảm giá đồng Việt Nam và cũng không nên tăng lãi suất, mà nên sử dụng các chính sách tài khóa an toàn.
Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola nhận xét, trong khi các nước trên thế giới đang quan ngại về tình hình lạm phát, Việt Nam vẫn thực hiện linh hoạt các chính sách kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
“Diễn đàn đã khẳng định mạnh mẽ thông điệp nhất quán về kiên định ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô, ‘có vĩ mô là có tất, mất vĩ mô là rất khó khăn’, giữ kinh tế vĩ mô cũng chính là giữ cho từng doanh nghiệp, cho cả ngân hàng, tổ chức tín dụng”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khái quát trong phát biểu bế mạc Diễn đàn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng không quên nhắc lại, áp lực về kinh tế vĩ mô là rất lớn. Bởi nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 750 tỷ USD, gấp khoảng 2 lần GDP, mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các chỉ số về khả năng chống chịu, thích ứng, năng lực tự cường của nền kinh tế Việt Nam mới chỉ nằm ở mức trung bình - khá.
Vốn hóa đất đai để vượt bẫy thu nhập trung bình
Phân tích nhiều chiều để đánh giá đầy đủ cả khó khăn và thuận lợi của nền kinh tế, song các chuyên gia cũng không quên trách nhiệm “hiến kế” củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.
Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, ở góc độ lập pháp, không thể không nói đến vai trò của việc sửa đổi Luật Đất đai, công việc vô cùng khó khăn chuẩn bị được đặt lên bàn nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày mai (22/9) và của Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).
Một trong hai phiên thảo luận chuyên đề tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 cũng được dành để bàn về “Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”.
Tại phiên thảo luận, GS-TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh rằng, nếu vốn hóa đất đai được thì sẽ vượt được “bẫy thu nhập trung bình”.
Ông Võ dẫn dắt, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới từ nay đến năm 2045 với mục tiêu trở thành nước công nghiệp có thu nhập cao, tức là phải vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”. Kinh nghiệm của các nền kinh tế công nghiệp mới quanh Việt Nam như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... đều cho thấy, vượt “bẫy thu nhập trung bình” không hề đơn giản. Thông thường, các nền kinh tế này lấy nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ làm động lực, lấy quản lý - sử dụng đất đai là vai trò tạo vốn lớn để đầu tư phát triển. Họ tận dụng khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như một nguồn vốn cần tiếp cận gắn với chuyển giao công nghệ, nguồn vốn chính cần khai thác được lấy từ vốn tiềm ẩn trong đất đai.
“Khi khai thác được vốn tiềm ẩn trong đất, thì nền kinh tế đó mới đứng được trên chính đôi chân của mình. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai và các luật có liên quan phải đặt trọng tâm vào khai thác vốn ngay trong quá trình đầu tư trên đất làm giá trị đất đai tăng thêm. Hiện nay, giá trị đất đai tăng thêm đều nằm ở túi nhà đầu tư, túi người dân, chứ không vào ngân sách”, ông Võ nhấn mạnh.
Để tạo vốn từ đất đạt mục tiêu vừa có một xã hội công bằng, vừa có một xã hội phát triển, chuyên gia Đặng Hùng Võ cho rằng, cần làm rõ khái niệm “giá đất thị trường” và không nên nhầm lẫn giá trị đất đai trên thị trường và giá giao dịch thương vụ mua bán đất đai. Giải pháp là đưa định nghĩa giá thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế vào Luật Đất đai sửa đổi, lập cơ sở dữ liệu giá đất thị trường, đưa phần mềm xử lý dữ liệu để ước tính giá trị đất đai do Nhà nước quy định.
“Ở các nước công nghiệp, người ta chỉ cần xác định được giá đất của Nhà nước bằng khoảng 70 - 80% giá đất thị trường là đủ mức cần thiết. Ta cũng nên theo cách thức thông lệ tốt như vậy mà làm”, ông Võ nói.
Thay đổi cơ bản chính sách tài chính về đất đai cũng là quan điểm của các đại biểu khác trong phiên thảo luận. Cả GS-TS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân và Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đều cho rằng, phải quản lý mục đích sử dụng đất hết sức chặt chẽ.
Với đất sử dụng cho mục đích cho thuê, khi không còn nhu cầu sử dụng nữa, thì Nhà nước thu hồi lại để đấu giá sử dụng mục đích khác hiệu quả hơn, tạo nguồn lực cho phát triển.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, tăng trưởng kinh tế khả năng sẽ khó khăn hơn trong quý IV/2022 và năm 2023. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu, xây dựng Kế hoạch năm 2023, dự kiến xác định 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở bám sát các mục tiêu phát triển trong cả giai đoạn 2021 - 2025, dự báo khả năng đạt được năm 2022.
Kế hoạch này xác định phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để tạo dư địa điều hành tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ và phát triển lao động - việc làm, phát triển các lĩnh vực xã hội, tiếp tục nâng cao đời sống người dân.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025