-
Khánh Hòa liên tục bùng nổ du lịch nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện -
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế -
Bình Định tiên phong đề xuất thí điểm taxi bay phục vụ hoạt động du lịch -
Doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển bền vững
Với việc Chính phủ đồng ý mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch từ ngày 15/3, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch Quốc gia (TAB), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh kỳ vọng các chính sách sẽ đảm bảo an toàn, hiệu quả, năm 2022 ngành du lịch có thể khôi phục hơn 2 triệu lao động đã chuyển nghề và đang bị ảnh hưởng quay trở lại ngành.
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch Quốc gia (TAB), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh. |
Thưa ông, Chính phủ đã đồng ý mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch từ ngày 15/3. Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp báo công bố sự kiện Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022. Hẳn ông rất kỳ vọng vào lần trở lại đường đua thế giới này của ngành kinh tế xanh?
- Ở góc độ những doanh nghiệp làm du lịch, hàng không, dịch vụ phục vụ ngành kinh tế xanh, chúng tôi rất vui mừng trước thông tin Chính phủ đồng ý mở cửa du lịch từ 15/3.
Tôi tin, sự kiện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Nam công bố sự kiện Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 là sự khởi động chính thức của ngành kinh tế xanh. Hy vọng rằng việc mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch sẽ là sự khởi đầu mới, mang đến nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành du lịch Việt Nam sau hơn hai năm vô cùng khó khăn bởi đại dịch Covid-19, mà trong đó rất nhiều biến động xảy ra, làm mất công ăn việc làm, sụt giảm kinh khủng về doanh thu.
Hy vọng với việc đón du khách quốc tế từ ngày 15/3 với số lượng lớn, năm 2022 sẽ là năm khởi sắc trở lại của ngành kinh tế xanh. Tôi mong chúng ta sẽ có sự tự tin mở cửa và phục vụ du khách vì du khách trong nước đi du lịch trở lại đã hơn 2 tháng qua với những chính sách thích ứng linh hoạt của Chính phủ.
Về các chính sách mở cửa đón du khách quốc tế từ 15/3, làm thế nào để hấp dẫn du khách quốc tế, thưa ông?
- Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 623/BVHTTDL-TCDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch sau 15/3. Cơ bản, đây là những đề xuất phù hợp ở thời điểm này và đủ thông thoáng để đảm bảo chúng ta có thể mở cửa một cách an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, đây là cơ hội mở cửa trước và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho du lịch Việt Nam.
Thời điểm ngày 15/3, du lịch mở cửa toàn bộ và dỡ bỏ tất cả các hạn chế thì tôi tin rằng Việt Nam sẽ có thể tạo sự hấp dẫn lớn và đón được một số thị trường khách quốc tế, nhất là một số thị trường truyền thống có mức chi trả cao như: Anh, châu Âu, Úc...
Trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ phải cố gắng nhiều hơn để đảm bảo việc quảng bá, tuyên truyền tốt hơn. Đồng thời, đảm bảo sẵn sàng mở cửa và tạo sự thông thoáng hơn trong nước.
Riêng với du lịch Quảng Nam, tôi tin đây sẽ là một trong những điểm đến cực kỳ quan trọng với khách quốc tế vì luôn là điểm đến có giá trị rất lớn của Việt Nam; là địa phương có lượng khách quốc tế cao hơn du khách nội địa và đặc biệt khách quốc tế đến Quảng Nam ở rất dài ngày.
Hy vọng nhân dịp này, chúng ta sẽ có được xu hướng khách quốc tế đến ở Quảng Nam dài hơn, nhiều hơn. Và quan trọng là du khách quốc tế hiện có xu hướng du lịch biển, du lịch xanh, các sản phẩm phù hợp với gia đình,… thì Quảng Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm này.
Về chính sách visa, bấy lâu nay vẫn luôn là một trong những “điểm nghẽn” của ngành kinh tế xanh. Ông mong muốn chính sách visa sẽ được cải thiện ra sao từ thời điểm 15/3?
- Tôi hy vọng Chính phủ sẽ có những chính sách phù hợp về thị thực, vì chính sách thị thực có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho du lịch Việt Nam và có thể làm được ngay. Trước mắt, tôi mong Chính phủ đồng ý với các chính sách như thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Các chính sách liên quan đến thị thực, thị thực trực tuyến, miễn thị thực đơn phương và song phương như trước dịch sẽ giúp du lịch sớm phục hồi từ 15/3. Đây là tiền đề rất quan trọng để chúng ta có thể tiếp tục đầu tư, mở rộng phát triển du lịch.
Tôi tin du lịch sẽ là ngành cực kỳ quan trọng, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của kinh tế đất nước, phát triển thương mại, giao lưu nhân dân.
Du lịch có thể giúp chúng ta tạo được rất nhiều công ăn, việc làm mà hiện tại có thể giúp Việt Nam khôi phục hơn 2 triệu việc làm đã chuyển nghề và bị ảnh hưởng trong đại dịch vừa qua.
Thưa ông, các doanh nghiệp du lịch, hàng không bị ảnh hưởng sớm nhất, nặng nề nhất bởi “sóng thần” Covid-19. Vậy các doanh nghiệp hiện đang mong chờ những chính sách hỗ trợ nào từ Nhà nước để có thể nhanh chóng phục hồi?
- Các doanh nghiệp du lịch, hàng không đã trải qua hai năm vô cùng khó khăn. Theo thống kê của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), 95% doanh nghiệp lữ hành đã phải đóng cửa, gần một nửa doanh nghiệp khách sạn đóng cửa, các doanh nghiệp hàng không chịu đựng tổn thất nặng nề.
Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, hỗ trợ cần thiết nhất của Chính phủ trong thời điểm hiện tại là mở cửa một cách quyết liệt và mở cửa an toàn, không có chuyện đóng - mở ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Cùng với đó là những hỗ trợ về lãi suất, tái cấu trúc các khoản vay để doanh nghiệp có khoản vay mới trong thời gian tới nhằm mở cửa trở lại, đồng thời đào tạo nhân viên… Sẽ phải mất từ 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm để chuẩn bị cho sự trở lại thật sự của doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ không chỉ cần hỗ trợ nửa năm hoặc 1 năm mà có thể kéo dài hơn. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện tại của Chính phủ cũng phù hợp với các xu hướng đó và tôi tin chúng ta sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Về nhân lực ngành du lịch, rất nhiều doanh nghiệp cho biết không thể tuyển được nhân sự như ý, theo ông, làm thế nào để thu hút lại lực lượng lao động cho ngành kinh tế xanh trong thời gian ngắn nhất?
- Trong hơn 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, chúng ta mất gần 1 triệu công ăn việc làm và chúng ta cũng có 1 triệu công ăn việc làm trong ngành kinh tế xanh bị ảnh hưởng và phải nhanh chóng phục hồi lại.
Chúng tôi cho rằng, bên cạnh cơ sở hạ tầng sửa chữa, nâng cấp thì quan trọng hơn nhiều là đưa lại lực lượng lao động về với ngành. Cố gắng về chính sách của Chính phủ hiện tại cùng cố gắng của các doanh nghiệp, tôi tin chắc chắn ngành du lịch sẽ có được lao động trong thời gian tới, khi du lịch Việt Nam chính thức mở cửa từ 15/3, đón được nhiều du khách, tạo được nhiều công ăn việc làm và tạo thu nhập cao, ổn định cho người lao động. Tôi kỳ vọng và có niềm tin năm 2022 ngành du lịch sẽ thu hút hơn 2 triệu lao động đã chuyển nghề và đang bị ảnh hưởng.
-
Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiến tới hình thành Làng nghề du lịch cộng đồng -
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Hơn 100 hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế -
Festival Ninh Bình năm 2024: “Giải mã” những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư -
Bình Định tiên phong đề xuất thí điểm taxi bay phục vụ hoạt động du lịch
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon