
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
![]() |
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Tại cuộc họp lần thứ 53 được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 3/4, Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, đã quyết định không thay đổi chính sách sản lượng giữa lúc giá dầu thô ghi nhận mức cao nhất trong 5 tháng qua.
Tại cuộc họp, OPEC+ đã xem xét các dữ liệu sản lượng dầu thô trong tháng 1 và tháng 2/2024, tình hình thị trường cũng như việc thực hiện cắt giảm sản lượng của các thành viên. Một loạt yếu tố gồm nguồn cung thắt chặt hơn, các hoạt động quân sự nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga và những biến biến địa chính trị ở Trung Đông đã đẩy giá dầu thô đi lên trong thời gian qua. Trong phiên giao dịch ngày 3/4, giá dầu thô Brent đã vọt lên hơn 89 USD/thùng, mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2023.
Hồi tháng 3/2024, các thành viên OPEC+, dẫn đầu là Saudi Arabia và Nga, đã nhất trí gia hạn mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 6 năm nay để hỗ trợ thị trường. Phó thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 29/3 thông báo nước này đã quyết định chú trọng việc cắt giảm sản lượng dầu thay vì xuất khẩu trong quý II/2024 nhằm chia sẻ công bằng các mức cắt giảm sản lượng với các thành viên khác trong OPEC+.
Trong một tuyên bố sau khi kết thúc cuộc họp ngày 3/4, OPEC+ đánh giá cao quyết định của Nga về chính sách sản lượng của mình.
Tuyên bố của OPEC+ cũng nêu rõ: "Các nước tham gia cắt giảm tự nguyện có sản lượng dư thừa trong quý I/2024 sẽ gửi kế hoạch bù đắp chi tiết của họ cho Ban Thư ký OPEC trước ngày 30/4". Tháng trước, Iraq cho biết sẽ cắt giảm xuất khẩu để bù đắp cho mức sản lượng vượt mục tiêu của OPEC. Theo đó, nước này cam kết giảm xuất khẩu 130.000 thùng/ngày từ tháng 2/2024.
Tuyên bố cho hay JMMC sẽ tiếp tục giám sát việc tuân thủ các điều chỉnh sản lượng được quyết định trong cuộc họp ngày 4/6/2023 và các điều chỉnh sản lượng tự nguyện bổ sung được một số nước trong và ngoài OPEC công bố hồi tháng 4/2023, cũng như các điều chỉnh tiếp theo được đưa ra vào tháng 11/2023 và tháng 2/2024.
Trước đó, tại cuộc họp ngày 1/2, OPEC+ đã thống nhất giữ nguyên chính sách sản lượng dầu thô. Cuộc họp tiếp theo của JMMC dự kiến diễn ra vào ngày 1/6.

-
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây