
-
VN-Index dứt chuỗi tăng, cổ phiếu ngân hàng "dìm" thị trường
-
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 2: Ba nhóm cổ phiếu khuyến nghị tích luỹ ở nhịp chỉnh
-
Sắc xanh áp đảo phiên khai xuân dù VN-Index “quay đầu” cuối phiên
-
Chuyên gia khuyến nghị 3 chủ đề đầu tư trong năm 2023
-
Điểm sáng kinh tế và triển vọng nâng hạng là động lực hút dòng tiền -
PNJ đạt hơn 1.800 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 75,6% so với cùng kỳ
Trước đó, Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN Group) đăng ký giảm tỷ lệ sở hữu từ 51,12% xuống chỉ còn 41,96% tại Sao Ta khi thông báo chuyển nhượng cho đối tác 5,4 triệu cổ phiếu FMC, với thời gian từ ngày 12/10 đến 9/11/2021.
Dù không nêu tên đối tác nhận chuyển nhượng, song đến 12/10, C.P Việt Nam đã công bố thông tin hoàn tất mua 5,4 triệu cổ phiếu FMC. Chốt phiên giao dịch ngày 13/10, cổ phiếu FMC giảm 500 đồng, còn 50.000 đồng/cổ phiếu.
![]() |
Người lao động làm việc tại nhà máy chế biến tôm của Sao Ta. (Ảnh: Sao Ta). |
Ngoài PAN, các cổ đông khác tại Sao Ta cũng liên lục đăng ký và hoàn tất bán cổ phiếu FMC.
Theo đó, ngày 8/10, bà Triệu Mai Lan, vợ ông Phạm Hoàng Việt, Tổng giám đốc Sao Ta hoàn tất bán 150.000 cổ phiếu trong tổng số 204.588 cổ phiếu đang nắm giữ, theo phương thức khớp lệnh.
Đến ngày 11/10, Sao Ta báo cáo có 6 giao dịch với tổng số lượng 592.990 cổ phiếu FMC được bán ra theo phương thức thoả thuận.
Cụ thể, ông Tô Minh Chẳng, kế toán trưởng Sao Ta bán 180.000 cổ phiếu FMC và chỉ còn nắm 8.764 cổ phiếu.
Ông Đinh Văn Thới, Phó tổng giám đốc Sao Ta bán 50.000 cổ phiếu. Bà Lưu Nguyễn Trúc Dung, Trưởng ban kiểm soát bán 23.990 cổ phiếu.
Bà Dương Ngọc Kim, vợ ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT bán 245.100 cổ phiếu và bà Hồ Hoa Đông, con gái ông Hồ Quốc Lực bán 60.000 cổ phiếu
Bà Nguyễn Như Diễm Quỳnh, vợ ông Đinh Văn Thới, Phó tổng giám đốc Sao Ta bán 33.900 cổ phiếu.
Cùng ngày 11/10, C.P Việt Nam trở thành cổ đông lớn của Sao Ta khi hoàn tất mua/nhận chuyển nhượng 4,3 triệu cổ phiếu FMC, tương đương 7,38% vốn.
Đến ngày 12/10, cổ đông lớn này báo cáo hoàn tất mua thêm 5,4 triệu cổ phiếu và nâng tỷ lệ sở hữu tại Sao Ta lên 16,56%.
Trong tháng 11/2021, Sao Ta sẽ tổ chức họp thông qua phương án huy động vốn năm nay và thông qua việc điều chỉnh chi tiết một số ngành nghề trong lĩnh vực kinhdoanh hiện tại.
Sao Ta có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty Thực phẩm xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng, hoạt động từ tháng 2/1996.
Vốn điều lệ của công ty đã tăng từ 21 tỷ đồng hồi mới thành lập lên hơn 490,4 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2021.
Mục tiêu của Sao Ta là tăng trưởng trung bình 10%/năm, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận khoảng 4% doanh thu và nằm trong tốp 2 nhà chế biến tôm lớn nhất Việt Nam đến năm 2025.
Doanh nghiệp này có vùng nuôi tôm 270 ha, tự chủ 30% nhu cầu nguyên liệu sản xuất.
Ngoài ra, công ty đang xây dựng 2 nhà máy mới có vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng và dự kiến đưa vào hoạt động từ năm sau.

-
Sắc xanh áp đảo phiên khai xuân dù VN-Index “quay đầu” cuối phiên -
Yuanta Việt Nam: NHNN xem xét nới room ngoại 3 ngân hàng lên trên 30% -
Chuyên gia khuyến nghị 3 chủ đề đầu tư trong năm 2023 -
SGI Captial: Nửa đầu năm 2023, giai đoạn tăng tốc của chu kỳ suy giảm lợi nhuận -
Điểm sáng kinh tế và triển vọng nâng hạng là động lực hút dòng tiền -
Điều chỉnh dự toán vốn năm 2022 của Chính phủ và các địa phương -
PNJ đạt hơn 1.800 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 75,6% so với cùng kỳ
-
Cơ hội thoát vùng an toàn, thử thách bản thân tại Unilever
-
Vietnam Airlines Group phục vụ 2,4 triệu khách dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng