
-
Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng đến Nga
-
Đà Nẵng yêu cầu cập nhật thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp lưu ý trong tuân thủ quy định khai chứng từ đính kèm trong hồ sơ hải quan
-
Phát triển kinh tế tư nhân: Tạo xu thế, phong trào thi đua khởi nghiệp, làm giàu chính đáng
-
Khánh thành Nhà máy JVC số 2 quy mô 40.000 m2 -
Hội chợ spoga+gafa 2025: Cơ hội phát triển thị trường, khám phá xu hướng bền vững lĩnh vực đồ gỗ ngoài trời, gốm sứ
![]() |
Trong bảng xếp hạng PCI 2018, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An là 3 địa phương đứng đầu |
Thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngày 5/5/2020, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 sẽ được công bố trực tuyến tại website của PCI (www.pcivietnam.vn) và website VCCI(www.vcci.com.vn).
PCI năm 2019 đánh dấu năm thứ 15 liên tiếp VCCI công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Báo cáo PCI 2019 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.500 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, theo hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên. Trong đó, có khoảng 11.000 doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại 21 địa phương.
Điều tra PCI có thể xem là cuộc điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay, phản ánh cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại Việt Nam hàng năm.
Bên cạnh bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố như thường lệ, báo cáo PCI 2019 còn đánh giá các chuyển động trên nhiều lĩnh vực của môi trường kinh doanh Việt Nam như cải cách thủ tục hành chính, mức độ minh bạch, môi trường cạnh tranh bình đẳng, chi phí không chính thức, các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải…
Báo cáo PCI cũng phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tiếp cận đất đai, vấn đề thanh, kiểm tra và gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, lần đầu tiên báo cáo PCI 2019 phân tích về xu hướng tự động hóa và số hoá trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động, việc làm trong thời gian tới.
Trong bảng xếp hạng PCI 2018, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An là 3 địa phương đứng đầu. Bình Phước, Lai Châu, Đắk Nông đứng ở 3 vị trí cuối cùng.

-
Phát triển kinh tế tư nhân: Tạo xu thế, phong trào thi đua khởi nghiệp, làm giàu chính đáng -
Khánh thành Nhà máy JVC số 2 quy mô 40.000 m2 -
Hội chợ spoga+gafa 2025: Cơ hội phát triển thị trường, khám phá xu hướng bền vững lĩnh vực đồ gỗ ngoài trời, gốm sứ -
Doanh nghiệp Việt triển khai kế hoạch nhập khẩu hàng từ Mỹ -
Bài 1: Giải cứu bản năng sản xuất khỏi mê cung bất động sản -
Bệnh viện FV đầu tư 8 triệu USD cho hệ thống xạ phẫu Robot tích hợp AI -
Kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Hà Nội
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt