
-
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
![]() |
Về đích sớm
Trong 8 tháng đầu năm 2023, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Petrovietnam đều hoàn thành vượt kế hoạch được giao 3 - 29%. Các chỉ tiêu chủ yếu (sản lượng điện, urê, xăng dầu, LPG, polypropylen…) tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động ở công suất cao 112 - 114%, góp phần cung cấp ổn định các sản phẩm xăng dầu cho thị trường, đặc biệt là trong thời gian Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiến hành bảo dưỡng tổng thể.
Công tác an ninh, an toàn trên các nhà máy, công trình của Petrovietnam được đảm bảo, các hoạt động sản xuất được triển khai xuyên suốt.
Tính chung 8 tháng, khai thác dầu thô đạt 7,06 triệu tấn, vượt 14,5% kế hoạch 8 tháng (trong đó: khai thác dầu thô trong nước vượt 17,3%, khai thác dầu thô ở nước ngoài vượt 3%); sản xuất đạm đạt 108.000 tấn, vượt 5,2%; sản xuất điện đạt 1,07 tỷ kWh, vượt 4,2%; LPG đạt 588,6 nghìn tấn, vượt 21,0%; sản xuất xăng dầu (không bao gồm Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn) đạt 4,8 triệu tấn, vượt 29,4%; polypropylen đạt 117.700 tấn, vượt 15%...
Nhờ thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn khá tốt so với tốc độ suy giảm giá dầu và suy giảm sản lượng một số sản phẩm do tác động từ các yếu tố khách quan, thị trường. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 575.800 tỷ đồng trong 8 tháng, bằng 85% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn đã về đích kế hoạch năm 2023 trước 5 tháng, thực hiện 8 tháng ước đạt 90.500 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước vượt 8% kế hoạch năm.
Theo công bố bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023 của Vietnam Report, Petrovietnam tiếp tục ghi nhận vị trí dẫn đầu; cùng với sự góp mặt của một loạt doanh nghiệp dầu khí khác như: PVEP, PV GAS, BSR, PVFCCo, PVCFC, PV Power, PVTrans, PTSC, PVI, PVOIL.
Điều này cho thấy, hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp dầu khí trong giai đoạn được đánh giá rất khắc nghiệt của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cũng như tình hình tài chính lành mạnh cùng năng lực quản trị biến động linh hoạt của các doanh nghiệp trong ngành đã được đánh giá và công nhận khách quan bởi nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước.
Mở rộng hệ sinh thái
Cuối tháng 8 vừa qua, Liên danh PTSC (Petrovietnam) - Sembcorp (Singapore) đã được trao Giấy phép khảo sát và Ý định thư để triển khai các công tác liên quan đến việc phát triển dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam, xuất khẩu điện sạch sang Singapore.
Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự tiên phong của Petrovietnam trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi cũng như “chuyển dịch” để “xây dựng và phát triển Petrovietnam thành tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.
Trước đó, việc vận hành giai đoạn I kho LNG Thị Vải với công suất khoảng 1 triệu tấn/năm với 1 bồn LNG dung tích 180.000 m3 (tương ứng lượng khí bổ sung là 5,7 triệu m3/ngày và 1,4 tỷ m3 khí/năm), sẵn sàng cấp khí bổ sung cho các nhà máy điện tại Phú Mỹ và Nhơn Trạch cũng mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới cho ngành dầu khí.
Với thực tế nguồn khí thiên nhiên khai thác nội địa đang giảm sút và việc khai thác các nguồn khí mới để bổ sung còn hạn chế, việc sử dụng LNG nhập khẩu để bổ sung nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy điện khí là xu thế tất yếu.
Lãnh đạo Petrovietnam cũng cho hay, dự án này là một dấu ấn mang tính đột phá khi Petrovietnam đã thành công trong việc đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, dịch chuyển mô hình kinh doanh, bên cạnh các sản phẩm khác như CNG, LPG…
Hiện Petrovietnam và PV Gas đang tích cực kiến nghị, làm việc với các cơ quan chức năng để xây dựng cơ chế, chính sách cho việc tiêu thụ sản phẩm này tại Việt Nam với tư cách là nguồn năng lượng sạch, góp phần quan trọng trong giảm phát thải, đạt mục tiêu net zero vào năm 2050.
Bên cạnh các lĩnh vực mới, Petrovietnam cũng đang phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương rà soát, cập nhật, hoàn thành báo cáo Đề án Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam theo Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; bám sát việc xử lý các đề án đã trình Chính phủ như: Đề án Tái cấu trúc Tập đoàn đến năm 2025, Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025… để có thể đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao nhất.

-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam -
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô