-
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang -
Bộ Chính trị điều động Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương làm Phó Ban Kinh tế Trung ương -
Trung ương cho ý kiến giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước -
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII -
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Sáng 16/10, UBND TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố giai đoạn 2022-2025.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố chia sẻ, Thành phố chưa bao giờ gặp khó khăn và chịu tác động nặng nề do đại dịch như thời gian vừa qua.
Hiện, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng cơ bản đã được kiểm soát.
Do đó, bên cạnh công tác phòng, chống dịch, Thành phố cần xây dựng các kế hoạch có lộ trình, kịch bản để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố phát biểu khai mạc Hội thảo (Nguồn: TTBC). |
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học, PGS Hoàng Công Gia Khánh, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Luật đánh giá, nền kinh tế đang có những tín hiệu tích cực trong thị trường nội địa từ tháng 9/2021.
Dù những thành phần này chiếm tỷ trọng nhỏ trong GRDP nhưng ít nhiều cho thấy những “ánh sáng phía cuối đường hầm”.
Ví dụ, lĩnh vực thoái vốn tăng 14%; vận tải hàng hoá đường sắt tăng 57%; 2 mặt hàng xuất khẩu vốn bị suy giảm cực mạnh trong tháng 8/2021 là gỗ và dệt may đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong tháng 9/2021; 4 mặt hàng xuất khẩu giày dép, túi xách, xăng dầu, cao su giữ vững đà tăng trưởng từ tháng 8/2021.
Như vậy, có thể nói rằng, những khó khăn nhất đã được để lại trong tháng 8/2021.
Dù vậy, sang tháng 9/2021, mức độ phục hồi quy mô hình kinh tế vẫn chưa đạt 50% so với trạng thái bình thường trong cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số giá lương thực thực phẩm trên địa bàn tiếp tục tăng cao và cao hơn so với Hà Nội cũng như mặt bằng chung trên cả nước.
Điều này tiếp tục gây tổn thương cho người dân vốn đã chịu nhiều tổn thương trong nhiều tháng giãn cách.
Vị này cho rằng, cần đưa mức hỗ trợ ở TP.HCM gia tăng, không thể ở mức 1,7% GRDP.
Đồng thời, sẽ khó có thể thu hút được sự quan tâm của các tổ chức tài chính lớn nếu Thành phố phát hành trái phiếu đô thị có lãi suất cao, tính thanh khoản thấp.
Vì vậy, có thể nên kiến nghị Trung ương phát hành trái phiếu, sau đó chuyển nguồn này cho Thành phố.
Ngoài ra, TP.HCM có thể cân nhắc đến việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn Nhà nước và đấu giá quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo PGS Gia Khánh, phải chọn lựa giữ lại những “con gà đẻ trứng vàng” có khả năng tạo giá trị gia tăng lớn trong tương lai bởi đây là tài sản mà Thành phố phải bảo vệ.
Thành phố phải có kế hoạch hấp thụ nguồn vốn từ tài sản công này, như tăng vốn cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, hoặc có thể đầu tư tài chính thông qua nguồn lực mà Thành phố hiện có như Tổng công ty đầu tư tài chính TP.HCM (HFIC).
Theo Phó Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế- Luật, để phục hồi kinh tế, Thành phố cần phải dựa trên nền tảng của mô hình mới, cấu trúc mới và tư duy mới.
Sự chậm trễ trong ban hành chính sách gây tổn thất không thua kém thiệt hại của Covid-19.
Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu, phục vụ cho việc ra quyết định được cho là một trong những việc mà Thành phố cần thực hiện trong thời gian tới.
Theo Cục thống kê TP.HCM, từ ngày 1/12021 đến ngày 20/9/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố là 2,35 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 27,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài có 1.684 trường hợp với tổng vốn đạt 1,32 tỷ USD, giảm 48,4% về vốn so với cùng kỳ.
-
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang -
Bộ Chính trị điều động Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương làm Phó Ban Kinh tế Trung ương -
Trung ương cho ý kiến giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước
-
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII -
Phê duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa -
Hỗ trợ hơn 218 tấn gạo cho tỉnh Tuyên Quang dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp -
“Khoán tăng trưởng” gắn với phân quyền, phân cấp -
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương -
Quy định mới về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam thực hiện Hiệp định CPTPP
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green