
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Tàu chở LNG Nikolay Urvantsev của Nga dỡ hàng tại cảng Bilbao, Tây Ban Nha, vào tháng 3/2022. Ảnh: Reuters |
Theo phân tích dữ liệu của Kpler, công ty chuyên theo dõi lưu lượng hàng hải và tàu chở dầu, các quốc gia thành viên EU đã nhập khẩu hơn một nửa lượng LNG của Nga trên thị trường trong 7 tháng đầu năm nay. Trong đó, Tây Ban Nha và Bỉ - cửa ngõ chính cung cấp LNG cho khối - đã trở thành khách hàng mua LNG lớn thứ 2 và thứ 3 của Nga, chỉ sau Trung Quốc.
Ông Jonathan Noronha-Gant, nhà vận động cấp cao về nhiên liệu hóa thạch của tổ chức chống tham nhũng Global Witness, cho biết: “Các nước EU đang mua phần lớn nguồn cung LNG của Nga, trở thành một trong những nguồn thu quan trọng nhất của Điện Kremlin”.
Khi EU nỗ lực cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự tại Ukraine, dòng khí đốt của Nga chảy qua đường ống châu Âu đã giảm xuống mức thấp lịch sử. Tuy nhiên, để lấp đầy kho dự trữ, các lô hàng LNG từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Nga, đã tăng mạnh và không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt nào của EU.
Global Witness cho biết từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, các nước EU đã mua 22 triệu m3 LNG của Nga, tăng đáng kể so với 15 triệu m3 trong cùng kỳ năm 2021.
Ông Noronha-Gant nói: “Mua khí đốt của Nga có tác động tương tự như mua dầu của Nga. Cả hai đều giúp tăng doanh thu cho Moskva. Dù lên án cuộc xung đột, các nước châu Âu lại đang rót tiền vào túi Nga”.
Tây Ban Nha và Bỉ cho biết những con số này không phản ánh sức mua trong nước. Trên thực tế, các cảng của họ là “cửa ngõ chính” để cung cấp LNG cho các quốc gia khác trong khối.
EU đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với việc nhập khẩu dầu và than của Nga, sau khi nước này thưc hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái. Khối này cũng cấm các thực thể Nga lưu trữ khí đốt trong khối và chặn hầu hết các khoản đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng của Nga.
Hồii tháng 1, Đức tuyên bố nước này không còn phụ thuộc vào năng lượng Nga vì đã đảm bảo được nguồn cung từ các nhà cung cấp khác trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ và Na Uy.
Tây Ban Nha cho hay tình hình hiện tại cho thấy EU cần có hành động thống nhất, nhằm giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Họ cũng cho biết tình trạng nhập khẩu LNG từ Nga gia tăng có lẽ là do các thương nhân lưu trữ tại các cơ sở của Tây Ban Nha và Bỉ.
Các cảng Zeebrugge và Antwerp của Bỉ đóng vai trò là cửa ngõ tới 18 thị trường, bao gồm cả Pháp và Đức, nơi phần lớn LNG được xuất khẩu sang các nước láng giềng. Theo dữ liệu của chính phủ, chỉ có 2,8% lượng khí đốt tiêu thụ ở Bỉ là từ Nga.
Trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022, Bỉ cũng đã xuất khẩu toàn bộ trữ lượng khí đốt của nước này sang các nước láng giềng.
Các nhà quan sát cho rằng Chính phủ Bỉ đã cân nhắc hành động pháp lý để chặn nguồn cung từ Nga, song những hạn chế đó đã biến mất khi 2 cảng của Bỉ vẫn cung cấp các lô hàng tới 6 kho lưu trữ khí đốt của các nước láng giềng trong một ngày. Theo một số chuyên gia, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt trên toàn EU sẽ là cách hiệu quả nhất để hạn chế nguồn cung của Nga.
Nguồn tin Tây Ban Nha nhận định rằng việc hạn chế nhập khẩu LNG từ Nga chỉ có thể thực hiện được nếu có thỏa thuận trước từ của châu Âu.
“Cho đến khi thỏa thuận đó có hiệu lực, chúng tôi đã yêu cầu các nhà khai thác không gia hạn hợp đồng mua LNG với Nga. Các nhà khai thác truyền thống lớn đã nói với người Tây Ban Nha rằng họ không tăng cường hay gia hạn các thỏa thuận. Nếu đúng như vậy, rất có thể điều đang xảy ra là các thương nhân khác đã quyết định lưu trữ LNG ở EU để thuận tiện cho họ - chủ yếu ở Bỉ và Tây Ban Nha - nhờ cơ sở hạ tầng tái hóa khí và dỡ hàng thuận tiện tại các cảng này”, nguồn tin cho biết.
Hồi tháng 3, EU đã kêu gọi các nước thành viên và công ty tư nhân ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga. Ủy viên năng lượng của khối, ông Kadri Simson, cho biết: “Tôi nghĩ chúng ta có thể và nên loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga càng sớm càng tốt”.

-
EU tìm sự đồng thuận trong hành động đáp trả thuế quan của Mỹ
-
Sau cú mất mát 5.000 tỷ USD, Phố Wall tuần tới tiếp tục rung lắc mạnh
-
Ông Donald Trump trấn an khi chứng khoán Mỹ "bốc hơi" 5.000 tỷ USD do lo ngại chính sách thuế quan
-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại -
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm -
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4 -
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4