
-
Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với tỉnh An Giang về vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại trong lựa chọn nhà thầu Dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
-
Cơ bản hoàn thành không gian trưng bày Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025
-
Ninh Bình kiện toàn tổ chức 4 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy
-
Mở rộng đối tượng được đề nghị đặc xá dịp Quốc khánh 2/9 -
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ
Lần đầu tiên, câu chuyện trên được nhấn mạnh vào khoảng 2 tháng trước, khi Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, trong một cuộc họp bàn về thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng, cho rằng, đã đến lúc phải quan tâm đến yếu tố chu kỳ của nền kinh tế, bởi thông thường, sau một giai đoạn tăng trưởng cao, nền kinh tế sẽ chững lại.
![]() |
. |
Cuối tuần qua, một lần nữa câu chuyện này được nhắc tới, khi tại cuộc hội thảo về chủ đề “Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã đặt hàng các chuyên gia về chủ đề này.
Có lẽ, câu chuyện ở đây không chỉ là “chu kỳ kinh tế” của Việt Nam, mà là của kinh tế thế giới.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã gây hệ lụy không nhỏ với không riêng châu Á, mà với nhiều thị trường lớn trên thế giới. Năm 2007, khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu ở Mỹ, rồi lan rộng sang châu Âu, châu Á và ảnh hưởng xấu tới thế giới. Đến tận bây giờ, sau 10 năm, “bóng ma khủng hoảng” vẫn chưa thôi ám ảnh kinh tế toàn cầu.
Liệu năm 2018, chu kỳ 10 năm có lặp lại? Đầu năm nay, chính Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo rằng, cuộc vui nào rồi cũng kết thúc, rằng năm 2018 sẽ là năm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng gần như với toàn bộ tiềm năng, nhưng tình hình “chỉ kéo dài trong vài năm tới”. Sau đó, sẽ đến giai đoạn “hạ nhiệt”, thậm chí suy thoái một khi các biện pháp kích thích tăng trưởng, như hạ lãi suất gần như bằng 0 và nới lỏng định lượng… bắt đầu giảm hiệu quả.
Trong báo cáo cập nhật cách đây ít ngày, WB một lần nữa khẳng định rằng, dù năm nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đạt mức cao (khoảng 3,1%), nhưng sẽ giảm dần trong 2 năm tới do tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển bị suy giảm, tốc độ hồi phục tại các nền kinh tế mới nổi và xuất khẩu nguyên vật liệu đi dần theo chiều ngang.
Song điều quan trọng, theo WB, là thị trường tài chính có khả năng sẽ bất ổn hơn, mức độ ảnh hưởng của chúng lên các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển cũng tăng lên. Kéo theo đó là sự gia tăng tâm lý bảo hộ mậu dịch, cùng những bất ổn chính sách và rủi ro địa - chính trị.
Trong bối cảnh như vậy, kinh tế Việt Nam hẳn nhiên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu như năm 1997, Việt Nam không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi khủng hoảng tài chính châu Á, thì năm 2007, tình hình đã khác hơn. Đến nay, nếu diễn ra “chu kỳ khủng hoảng 10 năm”, thì tất yếu, tác động sẽ khá nặng nề bởi qua thời gian, độ mở của nền kinh tế ngày càng rộng. Minh chứng là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế hiện bằng 193% GDP của Việt Nam và nước ta đang trong top đầu các nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới.
Chính vì vậy, dù tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao, song Việt Nam vẫn cần cẩn trọng, thậm chí cần tầm nhìn xa, dự báo cả giai đoạn 2019 - 2020 để sớm chuẩn bị các phương án ứng phó.
Một thông tin rất đáng chú ý, đó là lo ngại trước chu kỳ khủng hoảng 10 năm, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công thương… xây dựng báo cáo đánh giá rõ những rủi ro, thách thức Việt Nam phải đối mặt từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, tại cuộc hội thảo cuối tuần qua, cũng “đặt hàng” các chuyên gia đưa ra hàng loạt lời giải cho nhiều vấn đề cốt lõi của nền kinh tế, trong đó có chuyện “chu kỳ khủng hoảng 10 năm”.
Một cách hành xử hoàn toàn đúng đắn, góp phần giúp Việt Nam có những phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp và hiệu quả một khi thực sự xảy ra chu kỳ khủng hoảng. Điều này sẽ đảm bảo để nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển cao và bền vững, tránh được các cú sốc bên ngoài, trong giai đoạn tới.

-
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ -
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng -
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia -
Dự toán kinh phí phục vụ tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025 -
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển -
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”