
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo nắm tình hình thực tế về dạy thêm, học thêm
-
Hà Nội chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026
-
Hà Nội triển khai chuỗi hoạt động thiết thực dành cho lao động nữ
-
Google hỗ trợ sinh viên Việt Nam tiếp xúc sớm với AI
-
Thêm 5 hợp tác xã và 1 làng nghề được sử dụng địa danh để đăng ký nhãn hiệu -
TP.HCM miễn, giảm học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025 - 2026
Hơn 1 tuần trước, ngư dân Nguyễn Hảo (43 tuổi, trú thị trấn Thuận An) trong lúc lặn bắt cá ở khu vực biển Hòa Duân (là cửa biển Thuận An xưa) đã phát hiện một mỏ neo lớn bằng gỗ. Sau khi biết tin, anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi, cùng trú thị trấn Thuận An) đã mua lại mỏ neo với giá 3 chỉ vàng và 2 thùng bia (khoảng hơn 10 triệu đồng) rồi đem về để trong sân
Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất tốt, cứng và dường như không bị tác động bởi nước biển. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn.
Mỏ neo khổng lồ bằng gỗ vừa được ngư dân phát hiện
Ông Nguyễn Lưu, cha anh Chinh kể: “Mỏ neo được vận chuyển bằng thuyền từ khu vực biển Hòa Duân về đến sân sau nhà tui. Nó nặng lắm, phải buộc với các phi nhựa cứng rỗng ở dưới để cho nổi lên mới kéo được trên nước. Khi đưa lên đất liền, phải 8 thanh niên dùng đòn bẩy mới được”.
Theo ông Lưu, kinh nghiệm đi biển lâu năm cho thấy, mỏ neo này là mỏ neo cổ, tương ứng với thuyền cực kỳ lớn. Để thả neo này xuống biển phải cần khoảng 20 người.
Sau khi mua mỏ neo về, anh Chinh đã báo tin cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vì nghĩ rằng đây là một cổ vật quý của triều Nguyễn cần được lưu giữ.
Trao đổi với PV, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay, Trung tâm đang cử cán bộ của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (đơn vị trực thuộc Trung tâm) về xác minh lai lịch, nguồn gốc, niên đại của mỏ neo nói trên.
Phần đầu mỏ neo
“Thời xưa, khi kỹ thuật chế tác mỏ neo bằng sắt chưa có thì các mỏ neo bằng gỗ rất thịnh hành. Nếu mỏ neo thuộc triều Nguyễn thì rất đáng quý, cần phải được lưu giữ. Hiện tại ở trong bảo tàng của chúng tôi và cả Thừa Thiên Huế chưa có một mỏ neo bằng gỗ nào như vậy nên rất đáng lưu ý” - TS. Hải trao đổi.
Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế, sáng nay cho biết ông chưa nhận thông tin gì về mỏ neo khổng lồ nói trên, nhưng ông Hùng rất quan tâm vì bảo tàng của ông chưa có mỏ neo nào tương tự như vậy. Ông Hùng cho biết sẽ liên lạc với cán bộ phụ trách văn hóa ở Thuận An để phối hợp làm việc, bảo vệ mỏ neo.
Còn theo nhà nghiên cứu về đồ cổ Huế - Hồ Tấn Phan, dựa trên hình dáng của mỏ neo, có khả năng mỏ neo này của một tàu lớn thời chúa Nguyễn đến vua Nguyễn (thế kỷ 18-19) khi ra vào cửa biển Thuận An, bị đắm tàu hay đứt mỏ neo bất ngờ.
Ông Phan cho biết thêm, ông chưa từng thấy mỏ neo bằng gỗ nào kích thước lớn đến vậy - cả trong sách cổ, thư tịch lẫn kinh nghiệm trong nghề.
Đại Dương (Dân trí)
-
Hà Nội triển khai chuỗi hoạt động thiết thực dành cho lao động nữ -
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2025: Dự kiến Toán, Văn không nhân hệ số 2 -
Google hỗ trợ sinh viên Việt Nam tiếp xúc sớm với AI -
[Emagazine] Hiên Hoàng: Làm show càng lớn, càng nhiều yêu thương -
Thêm 5 hợp tác xã và 1 làng nghề được sử dụng địa danh để đăng ký nhãn hiệu -
TP.HCM miễn, giảm học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025 - 2026 -
Khắc phục hiện tượng phụ gia đào hầm đường sắt phun trào tại phường Kim Mã, Hà Nội
-
Triển lãm đóng tàu quốc tế Vietship 2025 có quy mô 200 gian hàng
-
Bệnh viện TNH Việt Yên tiếp nhận bệnh nhân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thông tuyến từ ngày 1/3/2025
-
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này
-
Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận Nơi làm việc xuất sắc bởi Great Place To Work
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên