-
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng -
THACO lên tiếng vì bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng dịp cận Tết
Cơ sở Tâm An. Ảnh: Võ Thanh |
1 trung tâm có tới 15 giáo viên sử dụng chứng chỉ sư phạm giả
Ngày 23/10, cơ quan CSĐT CA tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết đã quyết định khởi tố 6 đối tượng gồm: Nguyễn Công Anh (1978, Nghệ An), Đoàn Phước (1956, trú TP.Huế), Hồ Văn Thủy (1973, trú TP.Huế), Phạm Viết Quang (1965, trú đường Nguyễn Tri Phương, TP.Huế, TT-Huế), Nguyễn Kim Hồng (1964) và Đậu Thị Tuyết (1969, đều trú Nghệ An) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy: Năm 2012, Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An hoạt động trong lĩnh vực đào tạo lái ô tô hạng B1 và B2 do Công ty TNHH May Ý Việt làm chủ đầu tư, cần tuyển dụng hơn 30 giáo viên dạy lái xe cả lý thuyết và thực hành.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra về đường dây sử dụng bằng sư phạm lái xe giả tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, cơ quan CSĐT CA tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phát hiện có 15 giáo viên đã sử dụng chứng chỉ sư phạm giả trong số 30 giáo viên được tuyển dụng tại Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An.
Tại cơ quan điều tra, các trường hợp sử dụng chứng chỉ sư phạm giả tại Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An khai nhận: Thông qua Đoàn Phước (nguyên là nhân viên tuyển sinh của Trung tâm) đứng ra nhận tiền của 6 trường hợp (3 đến 8 triệu đồng/trường hợp) để làm chứng chỉ giả xin vào làm giáo viên tại Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An.
Phước móc nối với Nguyễn Kim Hồng. Sau đó, Hồng giao cho Đặng Thị Tuyết móc nối với một đối tượng khác (hiện cơ quan CA đang điều tra) để sản xuất hàng loạt chứng chỉ sư phạm dạy nghề giả dưới danh nghĩa Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
Mở rộng điều tra, cơ quan CSĐT CA tỉnh TT-Huế đã phát hiện có 4 giáo viên mua chứng chỉ sư phạm giả của Trường ĐHSP kỹ thuật Vinh do Nguyễn Công Anh (1978, trú Nghệ An) làm giả. Anh đã trực tiếp sử dụng máy tính, máy in màu, máy ép plastic để làm các chứng chỉ dựa trên các mẫu có sẵn trên máy tính và USB.
Các mẫu chứng chỉ này, Anh xin của ông Trần Hồng L., sau đó nhờ sinh viên coppy sang máy tính của Anh, trong đó đã có dấu tròn đỏ của Trường ĐHSP kỹ thuật Vinh. Tiếp đó, Anh đồ dấu tròn để tạo dấu nỗi vào hai mặt tương ứng trên góc có dán ảnh, sau đó dùng keo dán, dán 2 mặt giấy lại với nhau và ép plastic.
Tiếp tay đường dây làm chứng chỉ giả
Mở rộng điều tra về đường dây làm chứng chỉ sư phạm dạy nghề giả, cơ quan CSĐT CA tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng phát hiện một số giáo viên Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An đã móc nối với các đối tượng làm chứng chỉ giả để kiếm lợi bất chính.
Ngoài Đoàn Phước (nguyên là nhân viên tuyển sinh của Trung tâm) đứng ra nhận tiền của 6 trường hợp (3 đến 8 triệu đồng/trường hợp) để làm chứng chỉ giả cho các giáo viên xin vào dạy nghề tại Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An; giáo viên Hồ Văn Thủy (1973) Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An tiếp tay cho các đối tượng “nhân bản” chứng chỉ sư phạm.
Theo đó, Thủy đã đưa chứng chỉ sư phạm thật của mình cho 1 đối tượng tên Nhân, rồi tên này đưa cho 1 đối tượng khác (cơ quan CA đang điều tra) thay đổi tên họ và dựa trên cơ sở chứng thỉ thật để làm các chứng chỉ sư phạm dạy nghề giả. Hiện, cơ quan CA đã khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hồ Văn Thủy.
Ngay sau khi có thông báo của cơ quan CA, ngày 1/10/2014, Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An đã có quyết định: “Tạm ngưng công tác giảng dạy thực hành đối với giáo viên Hồ Văn Thủy”.
Theo cơ quan CA tỉnh Thừa Thiên – Huế, đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ đường dây làm chứng chỉ sư phạm dạy nghề giả hoạt động như thế nào và mở rộng điều tra những đối tượng có liên quan đến đường dây.
Thu 144 xe sang trong đường dây Dũng 'Mặt sắt' Xe cũ được phù phép thành mới, không giấy tờ nguồn gốc... vẫn được thông quan (nhập khẩu) và vận chuyển sang Trung Quốc (tái xuất) bằng đường lòng cống. Thanh Hoá: Phá ổ chế bằng lái xe giả công nghệ mới |
Cấp bằng tràn lan, cơ sở đào tạo lái xe vẫn kêu oan Đào tạo, sát hạch lái xe thời gian qua phát triển rầm rộ, cung vượt cầu. Để thu hút người học, các cơ sở đào tạo phải tung “chiêu” giành giật người học như giảm học phí, cắt xén chương trình. Không ít người có bằng lái xe nhưng lại không biết lái vậy mà ngành đào tạo, sát hạch lái xe luôn kêu... oan. Kiến nghị dừng tuyển sinh đào tạo lái xe |
“Hóa phép” ô tô biển số nước ngoài thành xe nội Bằng thủ đoạn làm giả giấy đăng ký và sổ đăng kiểm xe ôtô, Nguyễn Thanh Ngọc, SN 1971, trú tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình (Hà Nội) đã “hóa phép” 2 chiếc xe ôtô mang biển số nước ngoài để lưu hành tại Việt Nam, rồi mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ. Thanh Hoá: Phá ổ chế bằng lái xe giả công nghệ mới |
Võ Thanh
-
TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng -
Chờ xác định giá đất, doanh nghiệp ở Đà Nẵng khó đủ đường -
THACO lên tiếng vì bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng dịp cận Tết -
Phòng tránh thủ đoạn lừa đảo đổi tiền dịp cận Tết
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025