
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
![]() |
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo dự thảo, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
Cụ thể, dự thảo đề xuất phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không chấp hành quyết định kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước; đe dọa thành viên Đoàn kiểm toán mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
Đồng thời còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc chấp hành quyết định kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với hành vi vi phạm; buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định; buộc gửi đầy đủ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí năm sau; báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm cho Kiểm toán nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định.
Dự thảo cũng đề xuất phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đưa tin, bài phản ảnh về kết quả kiểm toán không chính xác; can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
Ngoài ra, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Báo cáo không chính xác về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; không cung cấp thông tin, tài liệu về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước; thực hiện không đầy đủ hoặc không kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế