
-
Chính thức chuyển giao vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
-
Hoàn thiện pháp luật tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp an ninh
-
Thị trường edtech “tăng nhiệt”: Ông lớn cũng phải “đo ni đóng giày”
-
Dùng công nghệ chặn làn sóng bán hàng giả
-
Sẽ có một VNPT tinh gọn, linh hoạt, thông minh và hiệu quả hơn -
Dự án 1,4 tỷ USD của SpaceX sẽ cung cấp dịch vụ vào cuối năm 2025
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và công nghệ tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2023, tổ chức chiều 9/10.
“Thời gian tới sẽ phải có cơ chế chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp tập đoàn lớn trong nước như: Viettel, VNPT, FPT... và doanh nghiệp ngoài nước đầu tư vào các phòng thí nghiệm tại Việt Nam, hoặc đầu tư các phòng thí nghiệm trong các viện hoặc trường đại học có lĩnh vực này”, ông Hùng cho biết.
![]() |
Toàn cảnh buổi họp báo thường kỳ quý III/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ |
Ông Hùng cho biết thêm, Việt Nam có nhiều cơ hội trong phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn trong thời gian tới. Các ngành kinh tế kỹ thuật đang có sự dịch chuyển vốn của nhà đầu tư từ Bắc Mỹ tới Việt Nam. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực.
Sẽ có ba khâu thiết kế, chế tạo và đóng gói cho chíp bán dẫn, Việt Nam cần tập trung vào thiết kế nên đòi hỏi cần có nguồn nhân lực trình độ cao. Tuy nhiên ông Hùng nhận định thách thức lớn nhất là nguồn nhân lực.
“Chúng ta hiện mới có khoảng 5.000 kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực này, với chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, trong khi mỗi loại chip được sản xuất đều có yêu cầu kỹ thuật rất cao. Bộ Khoa học và Công nghệ xác định việc chuyển giao công nghệ là khâu quan trọng cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để đạt được yêu cầu”, ông Hùng cho biết.
Để nắm bắt cơ hội phát triển chip bán dẫn, ngoài việc tập trung đầu tư nhân lực, từ nay đến cuối năm, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng tập trung giải ngân nguồn vốn 223 tỷ đồng cho các dự án.
Để thu hút nguồn chất xám, công nghệ từ nước ngoài, Bộ Khoa học và Công nghệ khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đẩy mạnh trong chương trình tìm kiếm, chuyển giao công nghệ, chương trình hợp tác song phương, đa phương đối với những nước có thế mạnh về Khoa học và Công nghệ. Từ đó, sẽ tạo ra các nhóm nghiên cứu có thể áp dụng, nắm bắt nhanh nhất công nghệ lõi trong lĩnh vực này.
Theo ông Nguyễn Phú Hùng, từ năm 2010, sản phẩm chip bán dẫn đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục là một trong các sản phẩm quốc gia, tuy nhiên chúng ta chưa triển khai được một cách triệt để.
Tới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng triển khai chương trình sản phẩm quốc gia đối với chip bán dẫn. Các doanh nghiệp có thế mạnh như Viettel, FPT, CMC… và các viện, trường có thể phối hợp chặt chẽ hơn để tham gia vào chương trình phát triển sản phẩm quốc gia liên quan đến chip bán dẫn. Qua đó, tạo ra hệ sinh thái giữa các viện, trường, doanh nghiệp sản xuất, từ khâu thiết kế, đến chế tạo sản phẩm.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng các chính sách về đầu tư và hỗ trợ những trang thiết bị cho việc đo lường, kiểm định các sản phẩm chip bán dẫn theo đúng tiêu chuẩn, góp phần rút ngắn thời gian sản xuất và đầu ra sản phẩm.
Lĩnh vực chip bán dẫn Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của những “ông lớn” hàng đầu thế giới như intel, Samsung, Qualcomm,…Gần đây thị trường chứng kiến sự hiện diện của nhiều tập đoàn, công ty khác tích cực tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Nhà sản xuất bộ nhớ và bao bì chip của Hàn Quốc Hana Micron đang có kế hoạch rót 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam vào năm 2025. Hana Micron cũng là một đối tác lớn của Samsung.
Trong tháng 9, tập đoàn Cadence Design Systems và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng trao biên bản ghi nhớ về thúc đẩy năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam.

-
Tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
Chính thức chuyển giao vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
-
Hoàn thiện pháp luật tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp an ninh
-
Nhiều tiện ích trên VneID phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp
-
Thị trường edtech “tăng nhiệt”: Ông lớn cũng phải “đo ni đóng giày” -
Dùng công nghệ chặn làn sóng bán hàng giả -
Sẽ có một VNPT tinh gọn, linh hoạt, thông minh và hiệu quả hơn -
Dự án 1,4 tỷ USD của SpaceX sẽ cung cấp dịch vụ vào cuối năm 2025 -
Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ -
Khởi động "trái tim AI" vốn đầu tư hơn 250 triệu USD -
Công nghệ hỗ trợ chủ động phòng thủ an ninh mạng
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng