
-
Việt Nam và Pháp mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
-
Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp nhân chuyến thăm của Tổng thống Macron
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
-
Hải Phòng, Hải Dương thống nhất một số chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội sau hợp nhất
-
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thống nhất phương án sắp xếp nhân sự sau sáp nhập
![]() |
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế cho các nhà máy điện hạt nhân
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2030, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, cụ thể như sau:
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1: Tổng số khoảng 1.920 người, trong đó trình độ đại học (kỹ sư, cử nhân) là 1.020 người, trình độ cao đẳng là 900 người. Số lượng nhân lực có trình độ đại học được đào tạo mới ở nước ngoài là 320 người.
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2: Tổng số khoảng 1.980 người, trong đó trình độ đại học và sau đại học là 1.050 người, trình độ cao đẳng là 930 người. Số lượng nhân lực có trình độ đại học và sau đại học được đào tạo mới ở nước ngoài là 350 người.
Về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ quản lý nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, Đề án phấn đấu đến năm 2030 bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn các kỹ năng chuyên sâu về quản trị và hoạt động của nhà máy điện hạt nhân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia đang quản lý ở các bộ, ngành và đang làm việc trong lĩnh vực điện hạt nhân ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, dự kiến khoảng 700 lượt người; cập nhật kiến thức cho các giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên hiện đang làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng có đào tạo các chuyên ngành điện hạt nhân, dự kiến khoảng 450 người.
Về đào tạo giảng viên chuyên ngành phục vụ đào tạo nguồn nhân lực nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, Đề án đặt mục tiêu đào tạo giảng viên các chuyên ngành điện hạt nhân để bổ sung nguồn nhân lực giảng dạy cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 khoảng 120 người (80 thạc sĩ, 40 tiến sĩ).
Giai đoạn 2031 - 2035, Đề án phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế cho các nhà máy điện hạt nhân.
Những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Đề án
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp triển khai như: Hoàn thiện cơ chế chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo; hợp tác quốc tế.
Cụ thể, Đề án triển khai đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, trong đó ưu tiên lựa chọn sinh viên đã tốt nghiệp cùng nhóm ngành để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành điện hạt nhân có cam kết về phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 theo từng giai đoạn cụ thể; lựa chọn, cử sinh viên đang học năm thứ nhất, thứ hai tại các cơ sở đào tạo trong nước đi học tại nước ngoài có cam kết về phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.
Đồng thời, Đề án tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà khoa học đầu ngành về hạt nhân đi khảo sát kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân; thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, thực tập ngắn hạn trong nước và tại các nước có ngành năng lượng nguyên tử phát triển cho các kỹ sư, cử nhân, nhà khoa học, nhà quản lý đang làm việc tại các cơ sở hạt nhân trong nước; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên trong cơ sở đào tạo trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân theo chuẩn mực quốc tế.
Đề án cũng tập trung đầu tư có trọng điểm cho một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2...

-
Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân đến năm 2035 -
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thống nhất phương án sắp xếp nhân sự sau sáp nhập -
Quảng Bình - Quảng Trị sớm sắp xếp cán bộ cấp xã để không gián đoạn hành chính công -
Trình Quốc hội dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng có thể áp dụng các biện pháp khác luật -
Sửa Luật Đường sắt: Gỡ điểm nghẽn để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM -
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Thủ tục liên quan đến doanh nghiệp phải trực tuyến, minh bạch, không phụ thuộc địa giới -
Thông tin về Hội nghị Cấp cao Kinh tế ASEAN - GCC - Trung Quốc
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Thực phẩm - Đồ uống
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Nông nghiệp công nghệ cao
-
VPBank SME mở lối thanh toán hiện đại cho hộ kinh doanh với QR Payment
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Du lịch
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Logistics
-
Quản trị bài bản - Bệ phóng hành động sau Nghị quyết 68