Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Phiên 12/6: Thế mạnh dòng tiền
Với sự bứt phá của nhóm chứng khoán, bất động sản, thị trường phiên cuối tuần đã đứng vững trước các đợt rung lắc. Trong nhóm bất động sản, đáng chú ý là sự khởi sắc của VIC, cũng như sức hút từ các mã khác như FLC, DIG...

Sau khi vượt qua ngưỡng 580 điểm ở phiên trước, trong phiên sáng nay, VN-Index nhẹ nhàng tiến đến mốc cản tiếp theo 585 điểm. Nhưng trước sức ép cung lớn, VN-Index từ từ thoái lui trong thế giằng co liên tục. Dòng tiền tuy không còn mạnh như phiên trước, những vẫn được suy trì ổn định.

Bước sang phiên giao dịch chiều, áp lực bán gia tăng mạnh dần khiến VN-Index có thời điểm đã lùi khá sâu trở lại xuống dưới mốc tham chiếu, nhưng cầu mua cũng theo đó tăng mạnh dần, nên chỉ số nhanh chóng tăng trở lại. Dù vậy, lực cầu này vẫn chưa đủ mạnh để giúp chỉ số leo về được mốc 585 điểm ở đầu phiên sáng.

Diễn biến trên HNX trong phiên chiều nay cũng hoàn toàn tương tư như trên HOSE. HNX-Index lùi xuống dưới tham chiếu khi nhận tín hiệu giảm từ VN-Index và cũng nhanh chóng hồi trở lại nhưng để tuột mốc 88 điểm.

Dòng tiền đã không còn lưỡng lự, mà đã chảy rất mạnh trong phiên chiều nay, kéo thanh khoản thị trường vọt tăng, tổng giá trị giao dịch đạt trên 3.700 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index ngày 12/6.
Diễn biến VN-Index ngày 12/6.

Đóng cửa, với 122 mã tăng và 95 mã giảm, VN-Index tăng 1,68 điểm (+0,29%) lên 582,73 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 2,89 điểm (+0,48%) lên 604,29 điểm với 11 mã tăng và 13 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 163 triệu đơn vị, giá trị 2.673,37 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể hơn 8,69 triệu đơn vị, giá trị gần 299 tỷ đồng, ngoài thỏa thuận của cổ phiếu FDC và trái phiếu BID1_106 ở phiên sáng, phiên chiều nay còn góp thêm 1,397 triệu cổ phiếu FPT trị giá gần 64 tỷ đồng và 575.570 cổ phiếu VNM giá trị gần 60 tỷ đồng.

Diễn biến HNX-Index ngày 12/6.
Diễn biến HNX-Index ngày 12/6.

Với 115 mã tăng và 81 mã giảm, HNX-Index tăng 0,22 điểm (+0,26%) lên 87,95 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 1,22 điểm (+0,72%) lên 170,6 điểm với 13 mã tăng và 8 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 74,46 triệu đơn vị, giá trị 934,42 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ 1,17 triệu đơn vị, giá trị 25,22 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường nhìn chung tương đối cân bằng trong phiên chiều nay. Nhóm cổ phiếu lớn chịu áp lực chốt lời dù không mạnh, nhưng nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ lại hút rất mạnh dòng tiền nên có được đà tăng tốt.

Trong nhóm VN30, các mã trụ như VNM, VCB, MSN, hay các mã lớn khác như HAG, HPG, HSG đều giảm điểm, trong đó HPG và HSG đều khớp trên 1,3 triệu đơn vị.

Nhóm ngân hàng ngoài VCB, BID và EIB cũng đã quay đầu giảm điểm, sắc xanh còn lại ở MBB, CTG và STB, trong đó BID, MBB, CTG và STB đều khớp trên 1 triệu đơn vị.

Nhóm dầu khí tiếp tục bị bán mạnh trong phiên chiều nay nên GAS và PVD đã lùi về tham chiếu, PVT, DPM, DCM, PGD... cùng giảm điểm. PVT khớp 1,1 triệu đơn vị.

Trong khi nhóm dầu khí yếu đà, nhóm chứng khoán tiếp tục tăng tốt, góp phần đáng kể giữ nhịp thị trường. AGR giữ vững sắc tím, BSI tăng 400 đồng, HCM tăng mạnh 1.200 đồng, nhất là SSI với cầu ngoại mạnh mẽ, mã này tăng 700 đồng và khớp 7,48 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua gần 2,68 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, mọi sự chú ý đều tập trung tại nhóm cổ phiếu bất động sản, trong đó gây chú nhất là VIC. Lực mua lớn từ khối ngoại đã giúp đại gia bất động sản này đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày 52.000 đồng, tăng 5,7% với gần 3 triệu đơn vị được khớp, chỉ còn cách mức giá trần 1 bước giá.

Với việc đầu tàu chạy thông, các cổ phiếu bất động sản khác cũng đồng loạt tăng mạnh, sắc tím đã xuất hiện nhiều hơn trong nhóm này như tại CIG, DRH, KDH, NTL, PPI, UDC, trong khi các mã khác như DIG, DXG, TDH, HDG, HDC... cũng có mức tăng khá mạnh.
Trong khi đó, các mã có tính đầu cơ cao như FLC, HQC lại không có sự bứt phá như cùng nhóm ngành. Chốt phiên, FLC giảm 1 bước giá, xuống 9.500 đồng với 26,23 triệu đơn vị được khớp. Trong khi HQC đứng ở tham chiếu với 4,39 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi đó, áp lực bán lớn khiến DLG có lúc xuống sàn, nhưng sức cầu “khủng” cuối phiên không những giúp DLG đóng cửa quay đầu tăng 100 đồng lên 9.900 đồng/CP, mà thanh khoản cũng tăng đột biến đạt 12,7 triệu đơn vị, riêng đợt ATC khớp tới hơn 6,1 triệu đơn vị.

Mã CII cũng giảm mạnh hơn về cuối phiên, đóng cửa giảm 800 đồng xuống 23.000 đồng và khớp 6,44 triệu đơn vị.

OGC giữ nguyên mức sàn 2.600 đồng và khớp 2,29 triệu đơn vị. Nhưng trong các mã giảm sàn, thì JVC là mã gây chú ý nhất và đây cũng là phiên giảm sàn thứ 3 liên tục từ khi dính tin đồn có sai phạm pháp lý và hiện cũng chưa có thông tin phản bác chính thức nào từ phía Công ty.

Trong khi đó, một loạt các công ty chứng khoán như FPTS, MBS, BSC đã loại cổ phiếu JVC ra khỏi danh mục ký quỹ. Cuối phiên sáng nay, cổ phiếu này có mức dư bán sàn tới 9,1 triệu đơn vị. Đóng cửa, lệnh bán sàn đã được rút bớt nhưng vẫn còn tới hơn 4,1 triệu đơn vị, cổ phiếu JVC chốt tại mức 17.300 đồng và khớp chỉ gần 77.000 đơn vị.

Trên HNX, nhóm chứng khoán và bất động sản vẫn là nhóm dẫn dắt chỉ số, trong đó VND và SCR là 2 mã có thanh khoản tốt nhất đều trên 4,4 triệu đơn vị. Còn VCG, SHS, KLS, đều khớp trên 2 triệu đơn vị. VIX khớp được 1,97 triệu đơn vị.

Nhóm dầu khí cũng hồi phục mạnh trong phiên chiều nay, qua đó góp phần nâng đỡ chỉ số. Nhóm cổ phiếu dầu khí lớn chỉ còn PGS giảm nhẹ, PLC đứng giá, còn lại PVS, PVB, PVC, PVG đều tăng nhẹ, trong đó PVC khớp hơn 3 triệu đơn vị, PVS khớp hơn 1,7 triệu đơn vị. PVX giảm 1 bước giá và khớp 4,6 triệu đơn vị.

Mã dẫn đầu thanh khoản trên HNX là FIT với lượng khớp 6,6 triệu đơn vị, đóng cửa chỉ còn giảm 1 bước giá xuống 16.900 đồng/CP. KLF lùi về tham chiếu và khớp 5,1 triệu đơn vị.

Áp lực chốt lời mạnh khiến SHN trở lại mức sàn 16.900 đồng và khớp được 2,2 triệu đơn vị.

Thị trường chứng khoán có khả năng sắp điều chỉnh
Từ giờ đến trung tuần tháng 7, xu hướng thị trường vẫn tích cực. Sau thời điểm này, có khả năng thị trường sẽ điều chỉnh.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư