-
Lợi nhuận Sacombank vượt 20% chỉ tiêu năm 2024 -
Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt -
PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10% -
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn
Diễn biến VN-Index phiên ngày 14/3 |
Sau 3 phiên giảm liên tiếp, thị trường đã phục hồi trở lại trong phiên sáng nay nhờ sự hỗ trợ của nhóm bluechip, nhất là sự trở lại của nhóm cổ phiếu dầu khí.
Tuy nhiên, phiên phục hồi buổi sáng đến chủ yếu do lực cung giá thấp được tiết giảm, trong khi lực cầu vẫn chưa đủ mạnh như trước đó, khiến thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm.
Trong phiên chiều, lực cầu tỏ ra mạnh dạn hơn đôi chút, giúp VN-Index nới rộng đà tăng. Tuy nhiên, khi chỉ số này vừa qua ngưỡng 715 điểm, áp lực bán đã xuất hiện, đẩy chỉ số này thoái lui và chút nữa đã lùi. Nếu thời gian giao dịch còn kéo dài, nhiều khả năng đà tăng của VN-Index còn bị thu hẹp nữa.
Mặc dù VN-Index đã tăng trở lại sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp, song tâm lý thận trọng cao tiếp tục được duy trì, kéo thanh khoản tiếp tục sụt giảm (-8%) so với phiên trước đó.
Đóng cửa phiên giao dịch 14/3, với 133 mã tăng và 126 mã giảm, VN-Index tăng 4,54 điểm (+0,64%) lên 714,71 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 134,8 triệu đơn vị, giá trị 3.210 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,85 triệu đơn vị, giá trị 335,68 tỷ đồng, đáng chú ý có thỏa thuận của 1,56 triệu cổ phiếu NVL, giá trị 117 tỷ đồng và 2,4 triệu cổ phiếu HAG, giá trị 18,36 tỷ đồng.
Trong số các điểm nhấn của phiên giao dịch này, đó là việc SAB tăng điểm mạnh trở lại sau chuỗi 6 phiên liên tiếp giảm điểm trước đó. Kết phiên, SAB tăng 3,4% lên 214.000 đồng/CP, khớp lệnh 54.260 đơn vị, hơn 50% trong đó được khối ngoại mua ròng.
Trong khi đó, dù bị khối ngoại bán ròng mạnh gần 1,5 triệu đơn vị nên không giữ được mức tăng trần hôm trước, song ảnh hưởng do được thêm vào danh mục của V.N.M ETF giúp NVL vẫn tăng mạnh 3,9% lên 75.500 đồng/CP, khớp lệnh hơn 845.000 đơn vị.
Ngược lại, dù bị loại khỏi rổ, HVG lại bất ngờ tăng trần lên 6.480 đồng/CP (+6,9%) và khớp lệnh hơn 957.000 đơn vị.
Với sự giúp sức của SAB, bên cạnh đà tăng vững của những mã trụ ROS, NVL, VNM, MSN, GAS là động lực chính trong phiên hồi phục hôm nay của VN-Index. ROS tăng 1,3% lên 175.500 đồng/CP và khớp hơn 4 triệu đơn vị.
Ngược lại, áp lực bán mạnh khiến VCB lùi về tham chiếu, thậm chí VIC cũng giảm điểm trở lại, bên cạnh các mã như BID, CTG, MBB, STB, HPG, HSG, FPT, DHG…
Với những diễn biến bất ngờ như một vài phiên vừa qua, trong bối cảnh thị trường khó đoạn định trước ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của Fed hay hoạt động tái cơ cấu của các ETF, thì việc nhà đầu tư giao dịch thận trọng cũng là điều dễ hiểu.
Đáng chú ý, dù không còn đồng loạt tăng giá như tuần trước đó, mà đã có mã điều chỉnh trở lại, nhưng cổ phiếu bất động sản vẫn là nơi hút mạnh dòng tiền khi 8 trong 10 mã có thanh khoản tốt nhất trên sàn HOSE trong phiên hôm nay là cổ phiếu bất động sản hoặc có liên quan tới bất động sản.
Trong đó, FLC dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 17 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng nhẹ 0,3% lên 7.700 đồng/CP. Tiếp theo là DLG khớp 7,1 triệu đơn vị, HQC khớp 6,5 triệu đơn vị…Cả 2 mã này đều đóng cửa trong sắc đỏ.
Sàn HNX cũng có diễn biến tương tự. Chỉ số HNX-Index giằng co mạnh trong phần lớn của phiên và cũng không thể giữ được mốc tăng cao nhất khi gặp áp lực cuối phiên, đồng thời thanh khoản cũng suy giảm so với phiên trước đó (-12%).
Đóng cửa phiên giao dịch 14/3, với 72 mã tăng và 80 mã giảm, HNX-Index tăng 0,14 điểm (+0,17%) lên 87,16 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 41,36 triệu đơn vị, giá trị gần 442 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Trong khi các mã như ACB, CEO, PVI, PGS, PVS, HUT, LAS… đồng loạt yếu đà, việc PVC, PVLC, PVB, NTP, VCS, VCG… giữ vững đà tăng đã giúp chỉ số sàn này duy trì được sắc xanh.
Đáng chú ý, TVC tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp lên 15.000 đồng/CP, thanh khoản cũng tăng mạnh, đạt 3,45 triệu đơn vị khớp lệnh, trong khi vẫn còn dư mua trần và ATC hơn 1,3 triệu đơn vị.
SHB dẫn đầu thanh khoản sàn HNX với 4,898 triệu đơn vị được sang tên, kết phiên đứng giá tham chiếu. 5.000 đồng/CP.
Trong nhóm dầu khí, PVX là mã có thanh khoản tốt nhất với 2,52 triệu đơn vị khớp lệnh và tăng 4,5% lên 2.300 đồng/CP.
Trên sàn UPCoM đóng cửa cũng tăng điểm nhẹ lên 57,64 điểm (+0,21%). Mã có thanh khoản tốt nhất sàn là HVN với lượng khớp 1,81 triệu đơn vị, cũng là mã duy nhất trên sàn này đạt mức khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 3,5% về 30.400 đồng/CP.
Các mã đáng chú ý khác như ACV, QNS, GEX, SAS… cũng đều giảm điểm.
-
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn -
Dòng tiền yếu, nhóm VN30 “chìm” trong sắc đỏ -
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/1 -
2 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
3 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
4 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
5 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết