Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Phiên 14/7: 2 sàn giảm sâu, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng
 
Áp lực bán tăng mạnh khiến thị trường ngập trong sắc đỏ, cả hai chỉ số đều lùi sâu dưới mốc tham chiếu, xuống mức thấp nhất trong ngày. Tuy nhiên, điểm tích cực là dòng tiền vẫn giao dịch sôi động và tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản.

Trong phiên giao dịch sáng, thị trường “xanh vỏ đỏ lòng”, nhóm cổ phiếu ngân hàng và một số mã lớn như MSN, BVH, FPT… là lực đỡ chính giúp VN-Index có được sắc xanh. Thanh khoản vẫn điểm tích cực của thị trường với dòng tiền giao dịch sôi động và tập trung ở nhóm ngân hàng, bất động sản.

Ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực bán đẩy VN-Index lùi về sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy tích cực cùng sự dẫn dắt của các cổ phiếu bluechip giúp thị trường bật mạnh, chỉ số VN-Index vượt qua mốc 680 điểm sau hơn 30 phút giao dịch của phiên chiều.

Tuy nhiên, thị trường một lần nữa chào thua trước ngưỡng cản mạnh trên, áp lực chốt lời gia tăng đẩy VN-Index đi xuống và ngày càng giảm sâu với sắc đỏ ngập tràn bảng điện tử, trong đó gánh nặng lớn đến từ các cổ phiếu bluechip. Biểu đồ chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay thể hiện mô hình hai đỉnh.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn giữ phong độ như phiên sáng và phân hóa khá rõ nét, tuy nhiên, thanh khoản vẫn tích cực. Cụ thể, VCB quay đầu giảm 2,6% xuống mức giá thấp nhất trong phiên 56.000 đồng/CP và khớp 0,92 triệu đơn vị; CTG giảm 1,59% và khớp hơn 5,1 triệu đơn vị; trong khi BID tăng nhẹ 0,54% và khớp 4,32 triệu đơn vị, EIB tăng trần 6,19% và khớp 0,63 triệu đơn vị, MBB tăng 1,31% và khớp 0,81 triệu đơn vị, STB đứng giá tham chiếu và khớp 1,86 triệu đơn vị.

Cặp song kiếm MSN và BVH cũng hạ nhiệt, đà tăng thu hẹp mạnh, trong đó, MSN chỉ còn tăng 0,75% và BVH cũng tăng 0,8%.

Trong khi đó, các cổ phiếu lớn khác đều lùi sâu dưới mốc tham chiếu như VIC giảm 2,73%, VNM giảm 0,68%, GAS giảm 2,27%, VCB giảm 2,6%, PVD giảm 2,32%, HCM giảm 3,89%.

Đà giảm mạnh cũng diễn ra ở nhóm cổ phiếu ngành thép, trong đó, hai mã đầu ngành là HSG giảm 6,8% xuống mức giá sàn 42.500 đồng/CP và khớp 4,12 triệu đơn vị; HPG giảm 3,4% và khớp 5,14 triệu đơn vị. Các mã khác cũng giảm sâu như NKG và POM cùng giảm sàn, TLH giảm 6% xuống sát giá sàn, VIS giảm 5,7%; trên sàn HNX có VGS giảm 3,1%, DNY giảm 1,3%.

Số mã giảm điểm chiếm áp đảo với 170 mã giảm và 75 mã tăng trên sàn HOSE, trong đó, nhóm VN30 có tới 17 mã giảm, 9 mã tăng và 4 mã đứng giá. Trên sàn HNX, số mã giảm (141 mã) cũng gần gấp đôi số mã tăng (73 mã), trong nhóm HNX30 chỉ có 7 mã tăng, 4 mã đứng giá và có tới 19 mã giảm.

Đóng cửa, VN-Index giảm 8,43 điểm (-1,25%) xuống mức thấp nhất trong ngày 666,69 điểm. Thanh khoản duy trì khá tốt với khối lượng khớp lệnh hơn 160,1 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 3.205,64 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 8 triệu đơn vị, trị giá 176,58 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 14/7
Diễn biến VN-Index phiên 14/7

Tương tự, HNX-Index cũng rơi xuống mức giá thấp nhất 86,68 điểm, giảm 0,7 điểm (-0,8%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 65,77 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 853 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 6,2 triệu đơn vị, trị giá 53,51 tỷ đồng.

Diễn biến HNX-Index phiên 14/7
Diễn biến HNX-Index phiên 14/7

Cặp đôi KSA và ITA vẫn giao dịch trái ngược nhau và dẫn đầu thanh khoản thị trường. Trong khi KSA quay về xu hướng giảm sau 2 phiên tăng điểm, đứng ở mức giá 2.600 đồng/CP và khớp 11,16 triệu đơn vị; còn ITA duy trì phiên tăng trần thứ 2, với mức tăng 6,8% lên 4.700 đồng/CP và khối lượng khớp 10,36 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, dòng tiền vẫn ưu tiên các mã bất động sản, tuy nhiên, cùng chung xu hướng thị trường, các mã này cũng đều quay đầu giảm mạnh. Cụ thể, SCR giảm 4,5% và khớp 9,57 triệu đơn vị; VCG giảm 9% và khớp 3,85 triệu đơn vị; HUT giảm 1,7% và khớp 2,46 triệu đơn vị.

Bên cạnh dòng tiền nhà đầu tư giao dịch sôi động, khối ngoại cũng giao dịch tích cực. Khối này đẩy mạnh mua ròng trên cả hai sàn với tổng giá trị lên tới hơn 150 tỷ đồng.
Lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, các công ty nông lâm nghiệp chật vật cổ phần hóa
Hiện tổng số lỗ luỹ kế của các công ty nông, lâm nghiệp lên tới 1.071 tỷ đồng, chiếm 4% vốn chủ sở hữu. Hoạt động kém hiệu quả, quy mô...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư