Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 26 tháng 12 năm 2024,
Phiên 17/4: AAA bất ngờ "đo sàn"
 
AAA bất ngờ giảm sàn xuống 18.000 đồng với 9,15 triệu đơn vị được khớp sau thông tin đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2019 tới 510 tỷ đồng, gấp 2,8 lần thực hiện năm 2018.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 17/4
Diễn biến VN-Index phiên ngày 17/4

Trong phiên sáng, thị trường mở cửa với sắc xanh nhạt nhờ lực cung giá thấp được tiết giảm, một số mã lớn hồi phục. Tuy nhiên, vào nửa cuối phiên, khi bộ 3 cổ phiếu họ nhà Vin quay đầu giảm trở lại, VN-Index đã quay về sát mức tham chiếu và chỉ có may mắn mới giữ được sắc xanh nhạt khi bước vào giờ nghỉ trưa.

Bước vào phiên giao dịch chiều, VN-Index lại nhúc nhắc trở lại, nhưng sắc xanh nhạt chỉ duy trì được khoảng 1 tiếng đồng hồ, trước khi lực cung mạnh bất ngờ được đưa vào ồ ạt, đẩy hàng loạt mã quay đầu giảm giá, trong đó có nhiều mã đóng cửa ở mức sàn, kéo VN-Index và HNX-Index giảm theo chiều thẳng đứng và đóng cửa ở mức điểm thấp nhất ngày.

Chốt phiên, VN-Index giảm 5,07 điểm (-0,52%), xuống 972,1 điểm với 112 mã tăng, trong khi có tới 189 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 186,7 triệu đơn vị, giá trị 4.253,78 tỷ đồng, tăng 24,5% về khối lượng và 30,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, hôm nay giao dịch thỏa thuận đóng góp cũng khá lớn với 38,25 triệu đơn vị, giá trị 1.220,8 tỷ đồng, trong đó EIB có giao dịch thỏa thuận hơn 10 triệu đơn vị, giá trị 172,78 tỷ đồng, PDR hơn 4 triệu đơn vị, giá trị 117,2 tỷ đồng.

Tương tự, HNX-Index cũng giảm 0,68 điểm (-0,64%), xuống 406,43 điểm với 77 mã tăng và 78 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 40,48 triệu đơn vị, giá trị 618 tỷ đồng, tăng 42% về khối lượng và 67,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,3 triệu đơn vị, giá trị 227,2 tỷ đồng.

Lực bán mạnh khiến hàng loạt mã trên HOSE giảm sản, trong đó đáng chú ý là AAA giảm sàn xuống 18.000 đồng với 9,15 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HOSE. AAA giảm sàn sau khi Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hôm qua thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2019 khủng với 510 tỷ đồng, gấp 2,8 lần thực hiện năm 2018.

Cũng có chung số phận là HSG khi đóng cửa ở mức sàn 8.050 đồng với 7,5 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán giá sàn.

Sau khi thoát mức sàn trong phiên sáng, OGC đã không thể cưỡng lại mức giá thấp sàn trong phiên chiều do lực cung gia tăng mạnh. Chốt phiên, OGC giảm sàn xuống 4.050 đồng với hơn 4 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn. Tương tự, QCG cũng theo chân đóng cửa ở mức sàn 5.550 đồng với 1,6 triệu đơn vị được khớp và cũng còn dư bán giá sàn.

Cũng đóng cửa ở mức giá sàn và còn dư mua giá sàn còn có LCG xuống 11.250 đồng với 5 triệu đơn vị được khớp, HVG xuống 7.440 đồng với 1,56 triệu đơn vị được khớp, HDC xuống 15.800 đồng với 1,41 triệu đơn vị được khớp, SJS xuống 20.950 đồng với 0,4 triệu đơn vị được khớp…

Trong khi đó, ROS lại hãm đà rơi khi đóng cửa chỉ còn giảm nhẹ 0,16% xuống 31.450 đồng với 8,77 triệu đơn vị được khớp.

Các mã cổ phiếu thị trường, đà tăng của cặp đôi HAG - HNG đã hãm lại khá nhiều trong phiên chiều. Trong đó, HAG chỉ còn tăng 1,7% lên 5.380 đồng với 4,88 triệu đơn vị được khớp. HNG cũng hạ thấp độ cao khi tăng 3,3% lên 15.600 đồng với 2,77 triệu đơn vị được khớp, có thời điểm phiên sáng đã lên mức trần 16.150 đồng.

Các mã như ASM, IDI, DLG tăng nhẹ, trong khi VHG duy trì sắc tím cho đến hết phiên và cũng là phiên tăng trần thứ 20 liên tiếp. Chốt phiên, VHG tăng lên 1.600 đồng với 1,57 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua trần hàng triệu đơn vị.

Ngoài VHG, trong phiên chiều còn ghi nhận sự khởi sắc của TNI khi tăng trần lên 12.650 đồng với 1,61 triệu đơn vị được khớp và cũng còn dư mua giá trần. Trong khi đó, các mã khác như FLC, TTF, FIT, HAI, SCR, HQC đều đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong nhóm cổ phiếu lớn, bộ 3 cổ phiếu họ Vin đều giảm khá mạnh, trong đó VIC giảm 2,74% xuống mức thấp nhất ngày 110.000 đồng với 0,96 triệu đơn vị được khớp; VHM giảm 1,32% xuống 89.800 đồng với 0,76 triệu đơn vị; VRE giảm 1,18% xuống 33.600 đồng với 1,85 triệu đơn vị.

Cũng giảm giá còn có VNM, BID, CTG, HPG, BVH, POW, HDB, STB, EIB… trong khi VCB tăng 0,89% lên 68.000 đồng, GAS tăng 1,42% lên 106.800 đồng, các mã SAB, VJC, MSN, TCB, PLX cũng có sắc xanh, nhưng đà tăng chỉ ở mức khiêm tốn.

Trên HNX, trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất chỉ còn duy nhất PVI tăng giá 1,5% lên 40.600 đồng, nhưng thanh khoản thấp, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ, ngay cả PVS cũng đảo chiều giảm 1,72% xuống 22.800 đồng với 5,75 triệu đơn vị được khớp, đứng đầu sàn HNX.

SHB giảm 2,63% xuống 7.400 đồng với 1,13 triệu đơn vị, VGC giảm 2,01% xuống 19.500 đồng với 0,84 triệu đơn vị, VCS giảm 186% xuống 63.400 đồng. ACB và VCG giảm nhẹ dưới 1%.

Các mã nhỏ tăng mạnh trong phiên sáng cũng đã có sự phân hóa, trong khi TIG, HKB, SCI còn giữ được sắc tím, thì PVX quay đầu giảm sàn xuống 1.200 đồng với 1,56 triệu đơn vị. Cũng đóng cửa ở mức sàn là KLF ở mức giá 1.600 đồng với hơn 1 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, sau nửa đầu phiên chiều giằng co quanh tham chiếu, chỉ số chính của thị trường này cũng giảm dần đều trong nửa cuối phiên theo 2 sàn niêm yết.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,29%), xuống 56,37 điểm với 89 mã tăng và 77 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,56 triệu đơn vị, giá trị 222 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,6 triệu đơn vị, giá trị 10 tỷ đồng.

Trên thị trường này, dù diễn biến chung của thị trường thế nào, nhưng SBS vẫn yên vị tại mức trần 2.000 đồng với 1,12 triệu đơn vị đơn vị được chuyển nhượng, nhưng đã tụt xuống vị trí thứ 2 về thanh khoản sau BSR do lực cung ít.

BSR khớp 1,4 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,78% lên 12.900 đồng, trong đó khối ngoại bán ròng tới 0,37 triệu đơn vị.

Các mã lớn khác trên thị trường này có giao dịch khá trầm lắng cả thanh khoản và mức biến động về giá.

Vinamilk chính thức "hỏi cưới" công ty mẹ của Sữa Mộc Châu
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (mã VNM - sàn HoSE) vừa thông tin về việc chào mua công khai hơn 116 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần GTNfoods (mã GTN - sàn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư