Nỗ lực vượt ải tiếp tục được duy trì trong phiên sáng nay khi VN-Index liên tục áp sát vùng điểm này, dù mỗi lần tiến đến đều bị đẩy lùi trở lại. Dòng tiền tích cực là một trong những yếu tố hỗ trợ chỉ số, nhưng sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn khiến đà tăng của VN-Index chưa đủ mạnh.
Tuy nhiên, diễn biến đã trở nên thuận lợi hơn đối với VN-Index trong phiên chiều, thậm chí chỉ số vượt qua mốc 1.000 điểm một cách khá chóng vánh khi tăng thẳng một mạch hơn 9 điểm lên mức cao nhất ngày 1.004 điểm. Yếu tố giúp VN-Index vượt ải thành công là nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, đầu ngành như GAS, MSN, VCB, TCB, HPG, SSI, GMD, DHG... đồng loạt tăng điểm mạnh.
Ngoài điểm số, việc dòng tiền hào hứng chảy tiếp tục giúp VN-Index duy trì mức thanh khoản cao trên 5.000 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch 20/9, với 188 mã tăng và 100 mã giảm, VN-Index tăng 9,2 điểm (+0,92%) lên 1.004,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 204,55 triệu đơn vị, giá trị 5.019,5 tỷ đồng, giảm 16% về lượng và 2% về giá trị so với phiên 19/9.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng hơn 25 triệu đơn vị, giá trị gần 1.113 tỷ đồng. Đáng chú ý có các thỏa thuận của 3,985 triệu cổ phiếu VIC, giá trị hơn 392 tỷ đồng; 3,3 triệu cổ phiếu ROS, giá trị gần 135 tỷ đồng...
Diễn biến VN-Index phiên 20/9 |
Như đã nói ở trên, việc hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn, cổ phiếu đầu ngành tăng mạnh giúp VN-Index khá dễ dàng trong việc chinh phục mốc 1.000 điểm.
Ở nhóm dầu khí, GAS tăng 3,5% lên 116.000 đồng; PVD tăng 4% lên 18.000 đồng, thậm chí PXS còn tăng sát trần lên 6.900 đồng (+5,8%).
Ở nhóm ngân hàng, VCB tăng 1,7% lên 64.400 đồng; TCB tăng 5,3% lên 28.000 đồng VPB tăng 3,4% lên 25.800 đồng...
Ở nhóm chứng khoán, SSI tăng 1,1% lên 32.600 đồng; VND tăng 1% lên 23.000 đồng; HCM tăng 3,7% lên 67.400 đồng...
Ngoài ra, nhiều mã đầu ngành khác cũng tăng điểm để hỗ trợ chỉ số như MSN +1,4% lên 92.500 đồng;; GMD +2,8% lên 27.250 đồng; DHG +1,8% lên 97.000 đồng...
Ngược lại, các mã VNM, NVL, SAB, VIC, ROS, MWG... là những cổ phiếu cản thị trường, trong đó VNM giảm 1,3% lên 136.000 đồng; NVL giảm 2,3% lên 64.500 đồng...
Về thanh khoản, đa phần các mã tăng điểm có thanh khoản cao. HPG khớp lệnh 9,9 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn; TCB, CTG, VPB cùng khớp trên 5 triệu đơn vị; SSI, STB, MBB, PVD cùng khớp trên 4 triệu đơn vị; GMD, VCB, VND cùng khớp trên 2 triệu đơn vị...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ nói chung, bất động sản - xây dựng nói riêng, sắc xanh cũng chiếm đa số đi kèm với thanh khoản cao khi dòng tiền đã hướng sang nhóm này, có thể tới như HBC, ITA, KBC, AMD, HAG, DIG, SCR, QCG, HAR... Trong khi đó, một số mã như ASM, FLC, OGC, DLG... giảm điểm.
ITA, ASM, FLC cùng khớp trên 5 triệu đơn vị; OGC, DLG, AMD, HAG cùng khớp trên 4 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến giao dịch không quá thuận lợi khi liên tục rung lắc mạnh, thậm chí nhiều thời điểm chỉ số sàn này đã lùi qua tham chiếu. Dù vậy, với tín hiệu tích cực từ HOSE, HNX cũng tăng ở mức cao nhất ngày, thanh khoản giảm.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, với 77 mã tăng và 67 mã giảm, HNX-Index tăng 0,86 điểm (+0,75%) lên 115,06 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 57,3 triệu đơn vị, giá trị 769 tỷ đồng, giảm 8% về lượng và 6% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,89 triệu đơn vị, giá trị hơn 143 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 2,8 triệu cổ phiếu AMV, giá trị 70 tỷ đồng và 5,2 triệu cổ phiếu PTC, giá trị 52 tỷ đồng.
Dù số mã tăng không áp đảo, song sàn HNX có được mức tăng tốt khi hầu hết các mã vốn hóa lớn đều tăng điểm. SHB +1,2% lên 8.700 đồng; ACB +0,9% lên 33.800 đồng; PVS +1,3% lên 23.600 đồng; VCG +1,1% lên 18.300 đồng; VGC +1,1% lên 19.100 đồng; VCS +0,8% lên 99.300 đồng...
SHB khớp 6,39 triệu đơn vị, dẫn dầu sàn. Tiếp đó là PVS với 5,28 triệu đơn vị, ACB 3,47 triệu đơn vị. VCG và VGC cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, MBG phiên này giảm sàn về 6.000 đồng (-9,1%), qua đó ngắt số chuỗi tăng liên tục ở con số 5, trong đó có 4 phiên trần. Trong khi đó, DPS tiếp tục chuỗi tăng trần - giảm sản khi phiên này giảm sàn về 900 đồng (-10%). MBG khớp 1,12 triệu đơn vị, DPS khớp 2,97 triệu đơn vị.
Trên sàn UPCoM, sắc xanh được duy trì trong suốt phiên giao dịch. Dẫu vậy, chỉ số sàn này không có được điểm số cao nhất ngày như 2 sàn niêm yết dù mức tăng lớn hơn, thanh khoản tăng.
Đóng cửa phiên 20/9, với 96 mã tăng và 70 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (+1,01%) lên 52,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,98 triệu đơn vị, giá trị 545 tỷ đồng, tăng 12% về khối lượng và 34% về giá trị so với phiên 19/9.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 87 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 4,44 triệu cổ phiếu VLW, giá trị 55,12 tỷ đồng và 1 triệu cổ phiếu BAB, giá trị 20,5 tỷ đồng.
Tương tự như 2 sàn niêm yết, đa phần các mã dầu khí, ngân hàng trên UPCoM đều tăng mạnh như BSR +4,3% lên 19.600 đồng; OIL +7,2% lên 16.400 đồng; POW +6,5% lên 16.300 đồng; LPB +2,1% lên 9.600 đồng; KLB +7,2% lên 10.400 đồng; VIB +1,8% lên 27.900 đồng ...
BSR khớp lệnh 5,09 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. Tiếp đến là POW với 4 triệu đơn vị, OIL là 3,15 triệu đơn vị, LPB khớp 1,3 triệu đơn vị...
Ngoài các mã trên, hàng loạt mã lớn khác cũng tăng điểm như VGT, VEA, MPC, HVN, DVN, MSR, ACV, SDI..., trong đó VGT khớp 2,1 triệu đơn vị, VEA và MPC cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.
Ở nhóm thị giá nhỏ, các TOP, PXL, ATB tăng trần, SRB giảm sàn.