
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên ngày 2/11 |
Mặc dù VN-Index gặp chút khó khăn trong đợt khớp ATC khiến đà tăng bị chặn lại nhưng dòng tiền chảy mạnh giúp các cổ phiếu lớn bé đua nhau khởi sắc, trong đó nhóm cổ phiếu lớn vẫn là đầu tàu giúp thị trường có phiên giao dịch cuối tuần khá đẹp mắt.
Bất chấp những dự đoán thiếu tích cực, những lo ngại trước diễn biến khó đoán của thị trường, dòng tiền đã nhập cuộc khá sôi động ngay khi bước vào phiên giao dịch cuối tuần ngày 2/11 giúp sắc xanh lan tỏa. Chỉ số VN-Index khởi sắc sau phiên quay đầu hôm qua, thậm chí có thời điểm tăng vọt gần 10 điểm.
Tâm lý hưng phấn vẫn duy trì khá tốt khi bước sang phiên giao dịch chiều giúp VN-Index vượt qua mốc 920 điểm chỉ trong vài phút đầu phiên. Lực cầu tiếp tục gia tăng mạnh giúp sắc xanh bao phủ trên diện rộng, trong đó nhóm cổ phiếu bluechip vẫn là trụ cột dẫn dắt đà tăng của thị trường.
Chỉ số VN-Index đang trên đường về đích ngưỡng 930 điểm thì gặp chút khó khăn. Áp lực bán bất ngờ tăng trong đợt khớp ATC khiến đà tăng của thị trường bị chặn lại, tuy nhiên thị trường đã có cái kết tuần khá đẹp.
Đóng cửa, sàn HOSE tràn ngập sắc xanh với 201 mã tăng và chỉ 89 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 16,9 điểm (+1,86%) lên 924,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 222,36 triệu đơn vị, giá trị 4.381,47 tỷ đồng, tăng 22% về lượng nhưng giảm 30,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có đóng góp 13,27 triệu đơn vị, giá trị 489,84 tỷ đồng.
Tương tự, dòng tiền cũng chảy mạnh trên sàn HNX giúp HNX-Index được kéo lên mức cao nhất trong ngày khi kết phiên. Cụ thể, HNX-Index tăng 2,38 điểm (+2,3%) lên 105,75 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 38,22 triệu đơn vị, giá trị 537,74 tỷ đồng, tăng 25,89% về lượng và 38,36% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể chưa tới 2 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30 chỉ còn HSG và KDC giảm nhẹ, còn lại đều tăng khá mạnh hoặc một số mã đứng giá tham chiếu như SAB, GMD, DHG.
Mặc dù có thời điểm HSG đã khởi sắc sau 2 phiên liên tiếp nằm sàn nhờ lực cầu gia tăng mạnh, nhưng áp lực bán của nhà đầu tư nước ngoài khá lớn khiến cổ phiếu này kết phiên trong sắc đỏ. Đóng cửa HSG giảm 4,4% xuống 8.210 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh sôi động 12,95 triệu đơn vị.
Đáng kể, tất cả các cổ phiếu trong top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn đều tăng khá mạnh như CTG tăng 2,2% lên 23.500 đồng/CP, GAS tăng 1,2% lên 102.700 đồng/CP, MSN tăng 3% lên 84.500 đồng/CP, VCB tăng 2,8% lên 56.200 đồng/CP, VIC tăng 0,5% lên 96.000 đồng/CP, VNM tăng 3,7% lên 118.500 đồng/CP, TCB tăng 1,9% lên 26.600 đồng/CP, VHM tăng 4,3% lên 72.000 đồng/CP, BID tăng kịch trần 6,9% lên 32.450 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cổ phiếu OGC không có thêm giao dịch khi trống bên bán trong khi dư mua trần chất đống với hơn 11 triệu đơn vị và khối lượng khớp lệnh vẫn dẫn đầu thị trường với 37,62 triệu đơn vị.
Tương tự, tình trạng vắng cung cũng khiến lượng dư mua trần tại FIT tiếp tục tăng. Kết phiên, FIT đứng tại mức giá trần 3.490 đồng/CP với khối lượng khớp hơn 2,75 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 1 triệu đơn vị.
Ngoài OGC và FIT, một số mã vừa và nhỏ quen thuộc cũng đã khoác trên mình chiếc áo tím như TTF, QCG, LDG.
Trên sàn HNX, trong nhóm HNX30 cũng chỉ còn BVS và VCG giảm nhẹ, còn lại đứng giá tham chiếu hoặc tăng. Trong đó, các mã lớn tăng khá tốt, là các đầu tàu dẫn dắt thị trường tiến bước.
Cụ thể, ACB tăng 3,8% lên 30.400 đồng/CP, NTP tăng % lên 31.000 đồng/CP, PVI tăng 2,6% lên 31.800 đồng/CP, PVS tăng 2,7% lên 18.700 đồng/CP, VCS tăng 8,3% lên 78.000 đồng/CP, VGC tăng 3,3% lên 15.600 đồng/CP, SHB tăng 1,3% lên 7.700 đồng/CP…
Trong đó, SHB vươn lên vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX với 5,32 triệu đơn vị được khớp lệnh; tiếp đó là PVS với 4,49 triệu đơn vị, ACB với 4,36 triệu đơn vị.
Trên sàn UPCoM, đà tăng cũng được nới rộng hơn trong phiên chiều. Đóng cửa, UPCoM tăng 0,43 điểm (+0,85%) lên 51,74 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 10,4 triệu đơn vị, giá trị 184,39 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,87 triệu đơn vị, giá trị 30,96 tỷ đồng.
Bộ đôi BSR và VGT dẫn đầu thanh khoản trên sàn. Trong đó, BSR có khối lượng giao dịch 1,5 triệu đơn vị và kết phiên tại mức 16.400 đồng/CP, tăng 1,2%; còn VGT tăng 4,2% lên 12.400 đồng/CP với khối lượng giao dịch 1,19 triệu đơn vị.

-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM