Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 21/9: Ngày buồn
 
Thị trường quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 21/9 nhưng đã thử thách thành công mốc 1.000 điểm nhờ lực đỡ từ dòng bank. Đáng chú ý, đây là phiên chốt sổ của các quỹ ETF nên dòng tiền đã hoạt động sôi động, thanh khoản thị trường tăng mạnh.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 21/9
Diễn biến VN-Index phiên ngày 21/9

Được đánh giá là phiên biến động mạnh bởi hôm nay là ngày cuối 2 quỹ ngoại ETF sẽ hoàn tất việc thay đổi danh mục cơ cấu trong quý III, ngay trong phiên sáng nay, dòng tiền đã nhập cuộc khá sôi động.

Tuy nhiên, lực bán khá lớn khiến sắc đỏ vẫn chiếm áp đảo và đặc biệt chỉ trong hơn 10 phút cuối phiên, lực cung giá thấp tăng mạnh và tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn, đã khiến VN-Index thủng mốc tham chiếu và quay đầu giảm.

Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường dao động khá mạnh. Chỉ số Vn-Index bị đẩy lùi về sát ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm chỉ trong những đầu tiên và đã nhanh chóng bật ngược trở lại.

Nhịp kéo xả tiếp tục tiếp diễn và lực bán bất ngờ dâng cao trong đợt khớp ATC khiến thị trường kết phiên trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index chính thức quay đầu giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp trước đó.

Đóng cửa phiên giao dịch 20/9, với 127 mã tăng và 167 mã giảm, VN-Index giảm 1,77 điểm (-0,18%) xuống 1.002,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 302,45 204,55 triệu đơn vị, giá trị 9.185,14 5.019,5 tỷ đồng, tăng mạnh 47,86% về lượng và gần 83% về giá trị so với phiên hôm qua.

Giao dịch thỏa thuận đã đóng góp hơn 29 triệu đơn vị, giá trị 1.500,75 tỷ đồng. Trong đó đáng kể, ROS thỏa thuận 5,52 triệu đơn vị, giá trị hơn 225 tỷ đồng; VHM thỏa thuận 6,85 triệu đơn vị, giá trị 696,19 tỷ đồng.

Trong khi đó, sau khoảng 1 giờ rung lắc và liên tục đổi sắc, sàn HNX đã bứt mạnh nhờ dòng tiền hoạt động mạnh.

Đóng cửa, với 54 mã tăng và 71 mã giảm, HNX-Index tăng 0,74 điểm (+0,64%) lên 115,8 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 69,64 triệu đơn vị, giá trị 954,19 tỷ đồng, tăng 21,54% về lượng và hơn 24% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm 1,69 triệu đơn vị, giá trị 15,55 tỷ đồng

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn có sự phân hóa. Trong khi VIC nhích nhẹ 0,1% lên 98.600 đồng/CP, VCB, tăng 0,3% lên 64.600 đồng/CP, CTG tăng 2,4% lên 28.100 đồng/CP, TCB tăng 1,1% lên 28.300 đồng/CP, đáng kể VNM hồi phục khá tốt sau 2 phiên điều chỉnh, đã giúp thị trường không quá giảm sâu với mức tăng 1,3% lên mức giá cao nhất ngày 137.800 đồng/CP.

Trái lại, BID giảm 0,6% xuống 35.300 đồng/CP, GAS giảm nhẹ 0,1% xuống 115.900 đồng/CP, SAB giảm 0,4% xuống 219.000 đồng/CP, MSN giảm 1,6% xuống 91.000 đồng/CP, cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 2 thị trường, chỉ sau VIC là VHM có phiên giao dịch khá tiêu cực.

Đóng cửa, VHM giảm 3,3% xuống mức giá thấp nhất ngày 101.500 đồng/CP với khối lượng khớp hơn 8,1 triệu đơn vị và nhà đầu tư ngoại đã mua vào 14,65 triệu đơn vị, bán ra 14,69 triệu đơn vị.

Mới đây, VHM đã công bố nghị quyết thông qua phương án sáp nhập Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Vincom bằng hình thức lấy ý kiến. Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Vincom thành lập từ cuối tháng 5/2006, hiện có vốn điều lệ 250 tỷ đồng do Vingroup sở hữu 100% vốn điều lệ. Ngày 9/8 vừa qua, VIC đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại công ty con này sang Vinhomes.

Đáng chú ý, trong nhóm VN30, cổ phiếu KDC bị quỹ VNM loại khỏi rổ tính chỉ số đã chịu áp lực bán mạnh của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, bị đẩy lùi về mức giá sàn với mức giảm 6,9% xuống 28.350 đồng/CP và khớp 2,91 triệu đơn vị, khối ngoại bán ròng hơn 2,1 triệu đơn vị.

Cổ phiếu NVL cũng bị bán mạnh về kết phiên trong sắc xanh mắt mèo với mức 7% xuống 60.000 đồng/CP và khớp hơn 5 triệu đơn vị, khối ngoại bán ròng hơn 3 triệu đơn vị.

Trong khi đó, lực cầu hấp thụ tốt đã giúp HPG lấy lại đà tăng 1% lên 41.300 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn 14,27 triệu đơn vị.

Đứng ở vị trí tiếp theo vẫn là các mã ngân hàng STB (hơn 14 triệu đơn vị), CTG (11,68 triệu đơn vị), VPB (9,77 triệu đơn vị), MBB (8,95 triệu đơn vị).

Trên HNX, bộ đôi lớn cổ phiếu ngân hàng ACB tiếp tục nới rộng biên độ với mức tăng 1,8% và đóng cửa tại mức giá cao nhất ngày 34.400 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh 7,29 triệu đơn vị. Cong “người anh em” SHB tăng 2m3% lên 8.900 đồng/CP và giao dịch sôi động với lượng khớp 23,25 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, trong top 10 mã vốn hóa lớn, một số mã đã lấy lại mốc tham chiếu như PVI, PVC hoặc hồi phục tốt như NTP tăng 6,19% lên 51.500 đồng/CP.

Sàn UPCoM có 82 mã tăng và 59 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,5 điểm (+0,95%) lên 53,49 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 32,13 triệu đơn vị, giá trị 490,41 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,86 triệu đơn vị, giá trị 69,39 tỷ đồng

BSR tiếp tục diễn biến rung lắc và đã lấy lại mốc tham chiếu 19.300 đồng/CP với khối lượng giao dịch 4,54 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản sau LPB (khớp 6,13 triệu đơn vị).

Ở nhóm cổ phiếu lớn, 2 mã HVN và VEA tiếp tục nới rộng biên độ tăng. Trong đó, VEA tăng 2,9% lên 33.500 đồng/CP và giao dịch hơn 2,5 triệu đơn vị; còn HVN tăng 8,1% lên 39.400 đồng/CP và giao dịch 1,73 triệu đơn vị.

Ba ái nữ nhà “vua tôm” chi gần 350 tỷ mua cổ phiếu Minh Phú để “đầu tư tài chính”
Đến hiện tại, gia đình ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã: MPC) (không bao gồm anh trai Lê Văn Điệp) đang sở hữu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư