Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 12 tháng 09 năm 2024,
Phiên 22/1: Cổ phiếu vua đua sắc tím
Thanh Thuý - 22/01/2015 16:41
 
Sau nhiều phiên lình xình, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trở lại trong phiên giao dịch chiều nay, giúp thị trường có phiên tăng mạnh về điểm số. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn tỏ ra dè dặt, đặc biệt là khối ngoại khiến thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hapaco sắp phát hành gần 20 triệu cổ phiếu
Lợi nhuận Licogi 13 tăng 800%
VN-Index có thể tăng lên 640 điểm

Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi khi nhóm cổ phiếu vua có dấu hiệu tỉnh giấc. Đà tăng càng mạnh với sự dẫn đầu của các cổ phiếu lớn CTG, VCB, BID đã lan tỏa xuống các cổ phiếu khác trong nhóm giúp thị trường chuyển sắc xanh và tiếp tục nới rộng đà tăng mạnh từ sau 14h.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là thanh khoản thị trường vẫn chưa thấy dấu hiệu cải thiện. Ngoại trừ điểm tích cực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, hầu như dòng tiền chưa thấy nhiều chuyển biến ở các cổ phiếu khác. Đồng thời, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục suy giảm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 5,42 điểm (+0,95%) lên 574,54 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 83,83 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1.425,4 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận dạt hơn 5,9 triệu đơn vị, trị giá 191,54 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 22/1
Diễn biến VN-Index phiên 22/1

HNX-Index tăng 1,04 điểm (+1,22%) lên 85,66 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 42,65 triệu đơn vị, trị giá 487,51 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 3,12 triệu đơn vị, trị giá 19,92 tỷ đồng.

Diễn biến HNX-Index phiên 22/1
Diễn biến HNX-Index phiên 22/1

Nhóm cổ phiếu VN30 và HNX30 đều tác động hỗ trợ tốt cho thị trường. Chốt phiên, nhóm VN30 có 17 mã tăng, 6 mã giảm và 7 mã đứng giá, chỉ số VN30-Index tăng 3,78 điểm (+0,62%) lên 610,31 điểm. Còn HNX30-Index tăng 2,28 điểm (+1,39%) lên 166 điểm khi có tới 19 mã tăng, chỉ 1 mã giảm là FIT và 10 mã đứng giá.

Trong khi GAS vẫn duy trì mức tăng 1.000 đồng, thì các cổ phiếu bluechip khác đang hãm đà tăng hoặc quay đầu giảm điểm. Cụ thể, PVD và MSN còn tăng 500 đồng, VIC vẫn đứng giá tham chiếu trong khi VNM quay đầu giảm 500 đồng.

Như đã nói ở trên, nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm chính của phiên giao dịch hôm nay. Cùng với CTG và BID tăng chạm trần, các cổ phiếu khác VCB, STB, MBB, EIB đều tô đậm sắc xanh. Dòng tiền cũng chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu này khi BID đã khớp 4,92 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn 177.000 đơn vị, CTG khớp 2,69 triệu đơn vị và dư mua trần gần 50.000 đơn vị, trong khi đó, MBB chuyển nhượng thành công hơn 6 triệu đơn vị, VCB cũng khớp hơn 1,9 triệu đơn vị.

Bên cạnh điểm sáng các cổ phiếu ngân hàng, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng đã rục rịch tăng. Đóng cửa, SSI tăng 200 đồng/CP, HCM và AGR cùng tăng 100 đồng/CP.

FLC duy trì mức giảm nhẹ 100 đồng xuống 10.600 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh dẫn đầu toàn sàn đạt hơn 8 triệu đơn vị.

Tương tự, trên sàn HNX, hầu hết các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng, chứng khoán cũng đồng loạt bật tăng như ACB tăng 400 đồng, BVS tăng 300 đồng, SHB, NVB và VND cùng tăng 200 đồng…

Với kết quả kinh doanh quý IV/2014 vừa công bố số lãi giảm đáng kể so với cùng kỳ do không được hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán khiến KLS chỉ duy trì được mốc tham chiếu.

Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu dầu khí, các mã đầu ngành như PVS, PVC và PVB cũng khởi sắc hơn, trong đó, PVS tăng 500 đồng, PVB tăng 400 đồng, còn PVC tăng 300 đồng. Còn nhóm cổ phiếu ngành điện cũng tiếp tục duy trì sắc tím, tuy nhiên lệnh mua-bán không có nhiều biến động.

Cổ phiếu KLF vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,96 triệu đơn vị và đóng cửa ở mức giá tham chiếu 11.200 đồng/CP.

Khối ngoại hôm nay bán ròng trên HOSE với khối lượng 1,68 triệu đơn vị, trị giá 82,16 tỷ đồng và bán ròng 310.591 đơn vị trên sàn HNX với tổng giá trị 5,81 tỷ đồng.

Khối ngoại săn “cá mập”

Động thái nhà đầu tư nước ngoài bán ròng về khối lượng giao dịch, nhưng mua ròng về giá trị cho thấy, khối ngoại có xu hướng săn các cổ phiếu “cá mập”.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư