
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên ngày 22/10 |
Mặc dù thị trường đã tìm lại sắc xanh sau 2 phiên điều chỉnh cuối tuần trước nhưng đà tăng khá hạn chế, thậm chí có thời điểm suýt quay đầu đi xuống bởi lực cầu tham gia khá thận trọng trong khi bên bán “nhấp nhổm” thoát hàng. Các chỉ số thị trường đều chốt phiên trên mốc tham chiếu nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu lớn, với tâm điểm là dòng bank và nhóm cổ phiếu P.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường duy trì trạng thái đi ngang chỉ trong hơn 30 phút đầu và bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều trước áp lực bán gia tăng. Dù sau đó VN-Index có le lói sắc xanh nhưng những lực đỡ kém bền vững khiến chỉ số này lao mạnh hơn trong đợt khớp ATC và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Đóng cửa, sàn HOSE có 111 mã tăng và 183 mã giảm, VN-Index giảm 4,85 điểm (-0,51%) xuống 953,51 điểm. Thanh khoản tiếp tục sụt giảm nhẹ với tổng khối lượng giao dịch đạt 147,53 triệu đơn vị, giá trị 3.642,61 tỷ đồng, giảm 3,93% về lượng và 8,97% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 14,53 triệu đơn vị, giá trị 613,65 tỷ đồng. Riêng NVL thỏa thuận 3,7 triệu đơn vị, giá trị 276,25 tỷ đồng; VNM thỏa thuận 975.000 đơn vị, giá trị hơn 115 tỷ đồng.
Nếu trong phiên sáng, các mã ngân hàng và họ P hồi phục khá tốt sau những phiên điều chỉnh thì sang phiên chiều đã đua nhau quay đầu giảm điểm. Điển hình VCB giảm 1% xuống 57.100 đồng/CP, CTG giảm 1% xuống 24.450 đồng/CP, TCB giảm 0,7% xuống 28.800 đồng/CP; GAS về mốc tham chiếu, PLX giảm 2,6% xuống mức thấp nhất ngày 60.400 đồng/CP…
Cổ phiếu ngân hàng STB tiếp tục lùi sâu dưới mốc tham chiếu với mức giảm 3,7% xuống 12.950 đồng/CP và tiếp tục là mã giao dịch sôi động nhất sàn HOSE với 8,69 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhiều mã lớn cũng đảo chiều hoặc nới rộng đà giảm như MSN giảm 2,2% xuống 79.200 đồng/CP, VNM giảm 0,8% xuống 125.800 đồng/CP, VIC quay về mốc tham chiếu, VHM giảm 0,1% xuống 74.700 đồng/CP…
Đáng chú ý là DIG. Mặc dù mở cửa khá thuận lợi nhưng áp lực bán gia tăng và mạnh hơn lên trong phiên chiều đã đẩy DIG về nằm sàn. Kết phiên, DIG giảm 7% xuống 15.350 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đứng thứ 2 sau STB đạt 7,33 triệu đơn vị.
Cuối tuần qua, DIG đã quyết định triển khai phương án phát hành hơn 47,6 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 13.000 đồng/CP. Tỷ lệ phát hành được điều chỉnh từ 1:0,2 thành 1:0,188. Dự kiến phát hành thành công DIG sẽ tăng vốn điều lệ từ 2.525 tỷ đồng lên hơn 3.000 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến trong quý IV/2018.
Ngoài ra, nhiều mã vừa và nhỏ cũng lùi sâu hơn dưới mốc tham chiếu bất chấp đón nhận những thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh quý III/2018 như DXG, HBC, KBC, HQC, QCG, HAG, HNG…
Tương tự trên sàn HNX, sau 30 phút cầm chừng, thị trường cũng bắt đầu rung lắc và lùi sâu hơn dưới mốc tham chiếu về cuối phiên.
Đóng cửa, với 52 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 0,55 điểm (-0,51%) xuống 107,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,45 triệu đơn vị, giá trị 439,55 tỷ đồng, tăng 4,31% về khối lượng nhưng giảm hơn 7% về giá trị so với phiên 19/10. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,64 triệu đơn vị, giá trị 26,6 tỷ đồng.
Nhiều mã lớn đóng vai trò giữ nhịp tăng cho thị trường đã quay về mốc tham chiếu hoặc giảm như PVI, VCG giảm 1,1% xuống 18.700 đồng/CP, VGC giảm 1,8% xuống 16.500 đồng/CP, SHB giảm 1,2% xuống 8.000 đồng/CP, ACB giảm 0,6% xuống 30.800 đồng/CP…
Bên cạnh đó, các mã lớn khác như NTP, PVS, PVC cũng hạ độ cao và chỉ còn tăng nhẹ 100 đồng/CP.
Trong đó, SHB vẫn là mã có khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn HNX đạt 5,3 triệu đơn vị. Đứng thứ 2 tiếp tục là PVS với 4,85 triệu đơn vị.
Cổ phiếu đáng chú ý trong phiên sáng là KLF bất ngờ được kéo lên mức giá trần cũng đã đánh mất sắc tím trong phiên chiều và quay về mốc tham chiếu 2.000 đồng/CP với khối lượng khớp 3,28 triệu đơn vị.
Không chỉ dừng lại ở sàn niêm yết, trên sàn UPCoM, áp lực bán cũng tăng mạnh trong nửa cuối phiên chiều khiến chỉ số UPCoM-Index quay đầu điều chỉnh.
Kết phiên, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,09%) xuống 52,42 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 11,43 triệu đơn vị, giá trị gần 329 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 18,76 tỷ đồng.
Cổ phiếu MPC không có nhiều biến động so với phiên sáng khi kết phiên tại mức giá 48.500 đồng/CP, tăng 9,23% và khối lượng giao dịch 4,71 triệu đơn vị.
Một số mã lớn đảo chiều giảm đã tác động thiếu tích cực tới thị trường như HVN giảm 0,9% xuống 34.700 đồng/CP, VGT giảm 0,8% xuống 12.600 đồng/CP, QNS giảm 2,5% xuống 42.500 đồng/CP; POW lùi về mốc tham chiếu…

-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)