Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: Bén sóng cổ phiếu bất động sản, DXG tăng hơn 4%
 
Các công ty chứng khoán tiếp tục có thêm một tuần không mấy thành công khi nhiều mã được đưa ra khuyến nghị mua lại quay đầu giảm. Cùng nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* ACBS khuyến nghị mua cổ phiếu SCS

Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội tốt để đầu tư vào cổphiếu SCS vì cổ phiếu hiện đang giao dịch ở mức hấp dẫn 17,5x 2018 EPS. Chúng tôi giữ nguyên phương pháp định giá DCF và đạt được mức giá mục tiêu mới là 196.600 đồng/cp (+44,9% TSR) dựa trên mức dự phóng lợi nhuận cao hơn.Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu SCS.

Vừa qua, SCS đã công bố báo cáo tài chính quý III/2018 khả quan với doanh thu đạt 173,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 108,3 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 18% và 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trái với kết quả kinh doanh tích cực và khuyến nghị mua của ACBS, tuần qua, cổ phiếu SCS tiếp tục điều chỉnh.

Thống kê với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SCS giảm 4.500 đồng/Cp (-3,15%) từ mức 143.000 đồng/Cp xuống 138.500 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu 196.600 đồng/CP, giá hiện tại của SCS còn thấp hơn 29,55%.

* PHS khuyến nghị mua cổ phiếu FPT

Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu là 57.506 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi sử dụng phương pháp DCF (tỷ trọng 50%) và P/E (tỷ trọng 50%) để định giá cổ phiếu. Với phương pháp DCF, giá trị mỗi cổ phiếu ước tính là 63.777 đồng/CP. Với phương pháp P/E, chúng tôi định giá cổ phiếu FPT ở mức 51.236 đồng/cổ phiếu tương ứng với EPS forward 2018 đạt 5.124 đồng/cổ phiếu và P/E kỳ vọng 10 lần.

Cũng là một trong những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh 9 tháng tăng trưởng mạnh với lợi nhuận sau thuế đạt 1.828 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, nhưng diễn biến cổ phiếu FPT lại không mấy tích cực. Thống kê với 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 18/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT giảm 800 đồng/Cp (-1,83%) từ mức 43.800 đồng/Cp xuống 43.000 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu DPM

Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 19.200 đồng, tương ứng với khuyến nghị khả quan với tổng mức sinh lời 15,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 8,3%. Trong bối cảnh có khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận, chúng tôi thấy có khả năng tăng giá mục tiêu trong báo cáo cập nhật sắp tới. DPM hiện đang giao dịch với P/E và P/B trượt lần lượt 12,8 lần và 0,9 lần, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Trong tuần qua, DPM đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với tổng doanh thu ước đạt 7.095 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 625 tỷ đồng, vượt tới 41% kế hoạch cả năm. Mặc dù kết quả kinh doanh tích cực và VCSC đã đưa ra khuyến nghị khả quan, nhưng diễn biến cổ phiếu DPM không như mong đợi.

Thống kê với 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 19/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM không biến động và giữ nguyên tại mức giá 18.000 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu là 19.200 đồng/CP, giá hiện tại của DPM còn thấp hơn 6,25%.

* Theo BSC, giá cổ phiếu SAB sẽ phá cản tích lũy trước khi đi theo một chu kỳ mới

Đường MA 20 ngắn hạn xu hướng cắt Ma 100 dài hạn, chỉ báo MACD duy trì trên mức 0. Trong vòng khoảng 1 tháng, giá cổ phiếu đã có những đợt tăng đáng kể thể hiện bằng những cây nến engulfing liên tiếp trước khi tích lũy tại vùng giá 217 – 224.

Có thể hiểu vùng giá tích lũy này như một mô hình tiếp diễn Flag. Giá cổ phiếu SAB sẽ phá cản tích lũy trước khi đi theo một chu kỳ mới.

Diễn biến cổ phiếu SAB trong tuần qua tiếp tục duy trì trạng thái lình xình nhẹ quanh mốc tham chiếu. Thống kê với 3 phiên tăng nhẹ và 2 phiên giảm vào cuối tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SAB giảm 1.010 đồng/Cp (-0,46%) từ mức 221.010 đồng/Cp xuống 220.000 đồng/Cp.

* Theo BSC, cổ phiếu DXG đang trong chu kỳ tăng ngắn hạn

DXG là cổ phiếu thuộc ngành bất động động sản đang trong chu kỳ tăng ngắn hạn sau khi thử thách ngưỡng hỗ trợ tại vùng giá 26.900 đồng.

Các đường MA 20 và MA 50 có xu hướng cắt đường MA 100 dài hạn từ dưới lên trên báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn và trung hạn, tuy nhiên, giá DXG tăng đi kèm với thanh khoản sụt giảm.

Đúng như nhận định của BSC, diễn biến cổ phiếu DXG tuần qua khá khởi sắc. Thống kê với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 18/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DXG tăng 1.200 đồng/Cp (+4,36%) từ mức 27.500 đồng/Cp lên 28.700 đồng/Cp.

* VCSC duy trì khuyến nghị mua cho NLG

Chúng tôi hiện đang duy trì khuyến nghị MUA cho NLG với tổng mức sinh lời dự phóng 43%. Theo giá đóng cửa ngày 15/10, NLG hiện đang giao dịch với P/E 7,9 lần và P/B 1,4 lần dự phóng cho năm 2018.

Sau tuần giảm khá sâu, cổ phiếu NLG đã dần hồi phục trong tuần qua. Tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu NLG không được như kỳ vọng của VCSC. Thống kê với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG chỉ tăng nhẹ 200 đồng/Cp (+0,65%) từ mức 30.600 đồng/Cp lên 30.800 đồng/Cp.

* PHS khuyến nghị mua cổ phiếu REE

Khuyến nghị : Mua đối với cổ phiếu REE. Chúng tôi nhận thấy đây là mức định giá tương đối hấp dẫn đối với 1 doanh nghiệp mặc dù không tăng trưởng mạnh nhưng khả năng tạo ra lợi nhuận khá ổn định nhờ vào danh mục đầu tư vào nhóm ngành nghề mang tính phòng thủ.

Mặc dù không đột biến như giai đoạn trước nhưng kết quả kinh doanh trong năm 2018 và 2019 của REE vẫn được dự phóng tăng trưởng nhẹ, đây là tiêu chí chính để PHS đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này. Tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu REE trong tuần qua không mấy tích cực. Thống kê với 2phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE chỉ tăng 50 đồng/Cp (+0,1%) từ mức 33.750 đồng/Cp lên 33.800 đồng/Cp.

* Theo BSC, cổ phiếu NVL tiếp tục hồi phục và bứt phá ngắn hạn

Cổ phiếu NVL đang vận động trong kênh giá 63.3 - 72.7. Chỉ số RSI vượt kênh Bollinger trên, báo hiệu tín hiệu quá mua.

Hiện tại, mức giá tăng mạnh và thanh khoản đang hồi phục báo hiệu cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục và bứt phá ngắn hạn trước khi gặp ngưỡng kháng cự gần nhất là 71.14.

Nối tiếp đà tăng trong những phiên cuối tuần trước, cổ phiếu NVL tiếp tục đi lên trong những phiên đầu tuần vừa qua. Tuy nhiên, sau khi leo lên mức giá cao nhất trong 6 tháng qua tại 73.400 đồng/CP trong phiên 17/10, cổ phiếu NVL đã quay đầu điều chỉnh, lấy đi phần nào thành quả có được trong những phiên trước. Cụ thể, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NVL tăng 2.000 đồng/Cp (+2,94%) từ mức 68.000 đồng/Cp lên 70.000 đồng/Cp.

* Theo BSC, MWG đang thử thách ngưỡng hỗ trợ 124.500 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

MWG là cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ đang nằm trong xu hướng tăng trung hạn. Cả hai đường MA 20 ngắn hạn và MA 50 trung hạn đều nằm trên MA 100 thể hiện xu hướng tăng, giá cổ phiếu đang thử thách ngưỡng hỗ trợ 124.5. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đang có phiên giảm nhẹ.

Tuần qua, chỉ số VN-Index đã tiếp tục điều chỉnh bởi tác động thiếu tích cực từ nhóm cổ phiếu bluechip và vốn hóa lớn. Trong đó, cổ phiếu MWG cũng có diễn biến khá giống với chỉ số chung của thị trường. Cụ thể, với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG giảm 2.400 đồng/Cp (-1,88%) từ mức 127.500 đồng/Cp xuống 125.100 đồng/Cp.

Chứng khoán KB: Các nhịp điều chỉnh là cơ hội trong quý IV
Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa có buổi Hội thảo “Cơ hội nào trong thị trường đầy biến động?” Một trong những nhận...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư